Thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khi bị Covid – 19
Một số thực phẩm dinh dưỡng tốt và hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp phòng chống bệnh tật. Coronavirus 2019 (Covid -19) là một loại virus đường hô hấp mới có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở người và đã được chứng minh là có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Loại virus này được phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Covid-19 là một chủng virus mới chưa được phát hiện trước đây. Ngoài chủng virus mới được phát hiện này, còn có 6 chủng virus khác có thể lây nhiễm sang người.
Với tốc độ bùng phát và lây lan như hiện nay, Covid-19 đã chính thức trở thành thảm họa toàn cầu, hơn 100 quốc gia / vùng lãnh thổ trên thế giới đã có người mắc bệnh và khiến hơn 4.000 ca tử vong. Trong tình hình dịch bệnh nguy hiểm như hiện nay, mọi người buộc phải thực hiện các biện pháp để bảo vệ mình và cộng đồng khỏi bệnh tật.
Những hướng dẫn phòng tránh dịch
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay áo; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở. Thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường. Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông… thì một số thực phẩm dinh dưỡng tốt đầy đủ, hợp lý, bổ sung các chất tăng miễn dịch cũng giúp đẩy lùi, phòng tránh bệnh tật.
Theo khuyến cáo nhiều chuyên gia dinh dưỡng thì người dân nên ăn đủ nhu cầu năng lượng: Cung cấp từ 25- 30 kcal/kg/24h. Nếu người bệnh suy dinh dưỡng hoặc sụt cân trước đó cung cấp 30 – 35 kcal/kg/24h. Nếu béo phì tính năng lượng theo cân nặng lý tưởng
Chế độ dinh dưỡng cần thiết
Thực phẩm dinh dưỡng tốt rất quang trọng cần phải bổ sung vitamin tan trong nước; vitamin tan trong mỡ và các vi chất. Đặc biệt vitamin A, C, E, Kẽm, Selen để tăng sức đề kháng, chống oxy hóa. Vitamin C có nhiều trong ổi, súp lơ, dứa, cam, đu đủ, cà chua…; Vitamin E trong rau cải xanh, đu đủ, bơ, dầu từ các loại hạt…; Vitamin A có nhiều trong gan, cà rốt, bông cải, ớt ngọt…; Kẽm trong sò, đậu hà lan, đậu tương, lòng đỏ trứng…
Nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm. Nhóm đường bột: ăn các loại gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn…; Nhóm chất đạm: chọn các loại thịt như thịt lợn, gia cầm, đặc biệt nên ăn nhiều cá, tôm, cua, nên dùng đạm thực vật từ đậu nành; Chất béo: nên dùng các loại dầu lạc; dầu vừng, dầu đậu nành…; Nhóm vitamin: nên ăn nhiều rau xanh; quả chín, mỗi ngày nên ăn 400g – 500g rau, 200g – 400g quả chín. Tránh ăn những thực phẩm sống hoặc chưa chín kỹ; trước khi ăn cần tráng nước sôi các đồ bát, đĩa, đũa, thìa…
Nhừng điều cần hạn chế khi bị covid
Cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều axit béo như: thịt nướng, thịt hun khói, các món quay, rán; Các thực phẩm chế biến công nghiệp; đóng gói sẵn như đồ hộp, thịt nguội…; Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá và các loại thức ăn bị; nấm mốc vì các thực phẩm nói trên có thể gây viêm trong cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Tăng cường thể dục, thể thao
Tập luyện thể dục đều đặn góp phần nâng cao sức đề kháng với vi rút, kể cả khi đang mắc bệnh mạn tính, lớn tuổi hoặc cả khi đang bị nhiễm vi rút. Đặc biệt; trong thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội, hạn chế ra ngoài, cần thường xuyên thực hành các hoạt động thể chất đơn giản và vui vẻ khi ở nhà để giữ cơ thể khỏe mạnh, sống tích cực.
Người tập thể dục thường xuyên sẽ có sức khỏe tốt hơn những người bình thường; cơ thể họ có độ dẻo, đàn hồi tốt, cơ thể phản xạ nhanh nhẹn. Ngoài ra; khi tập luyện mồ hôi cũng thải ra nhiều độc tố và giúp nâng cao thể lực và sức đề kháng chống lại bệnh tật cũng tốt hơn. Còn người không tập luyện thể dục thường xuyên; cơ thể dễ bị uể oải, suy nhược và sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm các vi khuẩn, vi rút gây bệnh…
Rèn luyện, nâng cao sức khỏe chống covid
Bên cạnh lợi ích sức khỏe; việc dành thời gian vận động mỗi ngày sẽ giúp chúng ta tăng cường các mối quan hệ trong xã hội, giảm stress, giúp cuộc sống trở nên lạc quan và tự tin hơn. Thể dục mang lại cho cuộc sống một vòng tuần hoàn lợi ích gồm “sinh học – xã hội – tâm lý”. Vì vậy, việc dành thời gian luyện tập theo một chế độ và phương pháp tự chọn phù hợp với sức khỏe và tuổi tác là việc làm hết sức cần thiết không chỉ trong mùa dịch bệnh bùng phát mà còn cần duy trì đều đặn hàng ngày để nâng cao thể trạng phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Chế độ ăn cân đối, tăng năng lượng; đặc biệt là tăng cường miễn dịch là điều mà mỗi người dân cần chủ động; tích cực thực hiện để tự bảo vệ bản thân và cộng đồng trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát nguy hiểm này.
Nguồn: Benhviendakhoatinhphutho.vn