Nguyên nhân nào khiến cổ phiếu GVR liên tục lập đỉnh mới?

367
Nguyên nhân nào khiến cổ phiếu GVR liên tục lập đỉnh mới?

Nếu theo dõi thị trường gần đây, dễ dàng nhận thấy cổ phiếu GVR liên tục lập đỉnh mới. Hiện tại, mức giá cổ phiếu của công ty này đã tăng 124%. Các chuyên gia đánh giá, đây là mức giá không tưởng đối với các mã cổ phiếu. Vậy, tại sao GVR lại có sự tăng trưởng ấn tượng đến như vậy?

Theo phân tích, có rất nhiều nguyên nhân giúp cho GVR đạt đỉnh kỷ lục. Đó là do làn sóng dịch chuyển đầu tư của tập đoàn đang đi đúng hướng. Kỳ vọng mang đến thuận lợi lớn, tạo tiền đề cho tập đoàn phát triển bền vững. Tiếp theo, đó là giá cao su trong thời gian qua liên tục tăng. Điều này kéo theo lợi nhuận của GVR cũng tăng theo. Lợi nhuận sau thuế của tập đoàn cao su Việt Nam đạt gần 3.000 tỷ đồng. Trong năm nay, lợi nhuận của GVR dự kiến đạt gần 6.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu GVR liên tục lập đỉnh mới

Cổ phiếu GVR liên tục lập đỉnh mới

GVR từ đầu tháng 11 không ngừng lập đỉnh mới, hiện giao dịch ở vùng 25.350 đồng và tăng đến 124% so với đầu năm. Cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần này với mức tăng 5,6%, lên 25.350 đồng. Việc nối dài chuỗi đi lên 6 phiên liên tiếp, trong đó một số phiên tăng hết biên độ, giúp cổ phiếu này xác lập đỉnh mới từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM.

So với đầu năm, cổ phiếu đã tăng 124% và vượt xa dự phóng của nhiều công ty chứng khoán. Cuối tháng 10, Công ty Chứng khoán MBS dựa trên phương pháp xác định giá từng phần để ra mục tiêu trong vòng một năm tới sẽ đạt 16.280 đồng, tăng 15,5% so với thời điểm công bố báo cáo. Công ty Chứng khoán BSC sau đó một tháng kỳ vọng cổ phiếu sẽ tăng lên 21.930 đồng.

Trong những phiên thị trường hưng phấn, GVR thường xuyên là cổ phiếu duy nhất không thuộc rổ VN30 xuất hiện trong danh sách 10 mã đóng góp nhiều nhất cho chỉ số chung. Được biết, trong 9 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận trước thuế 2.433,2 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận trước thuế quý IV/2020 là 2.521,8 tỷ đồng, tăng 27% so với quý IV/2019. Trong đó, khả năng có hơn 1.057 tỷ đồng từ thoái vốn SIP, còn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi không có nhiều đột biến.

Nguyên nhân cổ phiếu GVR tăng giá đột biến

Tính tới 30/9/2020, GVR có 103 công ty con, 17 công ty liên kết, hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới trồng, chăm sóc, khai thác cao su, chế biến sản phẩm cao su, phát triển hạ tầng khu công nghiệp… Nhà đầu tư kỳ vọng GVR sẽ tiếp tục ghi nhận lợi nhuận từ thoái vốn và chuyển đổi đất cao su sang đất khu công nghiệp. Với việc sở hữu nhiều công ty con, công ty liên kết, chủ trương tái cơ cấu, thoái vốn tại các doanh nghiệp đã tạo nên lợi nhuận đột biến cho GVR trong quá trình thoái vốn.

Làn sóng dịch chuyển đầu tư

Thứ nhất, việc đẩy mạnh đầu tư khu công nghiệp để đón làn sóng dịch chuyển đầu tư đang mang đến dư địa tăng trưởng dài hạn. Ông Huỳnh Văn Bảo – Tổng giám đốc GVR giữa năm nay tiết lộ công ty có kế hoạch đầu tư và mở rộng các khu công nghiệp tại Bình Dương, Bình Phước, Gia Lai với quy mô khoảng 5.000-7.000 hecta. “Thủ tục vô cùng phức tạp nhưng lĩnh vực này có thể mang đến nguồn thu đột biến. Và là động lực tăng trưởng chính cho tập đoàn trong vài năm tới”, ông Bảo nói.

Chuyên gia của MBS nhận định quỹ đất chuyển từ trồng cao su thành khu công nghiệp có những lợi thế nhất định như tiết kiệm thời gian chuyển đổi. Chi phí giải phóng mặt bằng thấp. Nhờ đó, trung bình mỗi năm công ty có thể cho thuê từ 600-1.000 hecta. Để giúp khu công nghiệp tiếp tục là mảng kinh doanh có tỷ lệ sinh lời cao nhất.

Giá cao su tăng cao

Giá cao su tăng cao

Thứ hai, giá cao su tăng giúp lợi nhuận mảng này được cải thiện. Đà tăng giá có thể kéo dài hơn bởi nhu cầu sử dụng găng tay cao su nhảy vọt trong đại dịch. Chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp ôtô. Cũng khiến nhu cầu nhập khẩu cao su tự nhiên của Trung Quốc tăng mạnh. Trong khi căng thẳng chính trị tại Thái Lan là một phần nguyên nhân khiến nguồn cung từ đây thấp.

Động lực còn lại cho giá cổ phiếu GVR tăng tốc là các khoản thu nhập không thường xuyên được ghi nhận dồn dập trong những tháng cuối năm. Giữa tuần này, công ty đã thông báo hoàn tất việc thoái vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP). Tính theo giá đóng cửa ngày 14/12 – phiên giao dịch có thanh khoản đột biến hơn 10,3 triệu đơn vị. Và số tiền thu được trên 1.350 tỷ đồng.

Trước đó, công ty cho biết sẽ có tiền đền bù đất trồng cao su nằm trong quy hoạch thực hiện dự án sân bay quốc tế Long Thành. Với đơn giá ước tính 600 triệu đồng mỗi hecta thì công ty có thể nhận hơn 1.200 tỷ đồng từ đất trong quy hoạch sân bay. Và đất giao cho UBND tỉnh Đồng Nai xây khu tái định cư.

Lợi nhuận của GVR tăng ấn tượng

Theo ước tính của ban lãnh đạo GVR, tổng doanh thu. Và lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm nay đạt 23.032 tỷ đồng và 4.955 tỷ đồng. Hai chỉ tiêu này tăng nhẹ so với năm trước. Nhưng đều chưa hoàn thành kế hoạch ban đầu. Bù lại, công ty mẹ có doanh thu 4.070 tỷ đồng. Và lãi 2.962 tỷ đồng, lần lượt vượt 14% và 6% so với kế hoạch. Xu hướng đi lên của giá cổ phiếu GVR nhiều khả năng còn nối dài. Dựa trên mục tiêu năm sau ban lãnh đạo đề ra là doanh thu đạt 28.000 tỷ đồng. Và lợi nhuận 5.700 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Thuận – Chủ tịch HĐQT cho rằng để đảm bảo kế hoạch tăng trưởng 5-8%. Trong giai đoạn 2021-2025, công ty cần Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sớm quyết toán cổ phần hoá. Bàn giao vốn và tài sản. Công ty cũng muốn được điều chỉnh tỷ lệ cổ tức năm nay từ 6% xuống 5%. Tương đương giảm 400 tỷ đồng để có vốn đầu tư mới.

Nguồn: Stockbiz.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *