Nghề muối Bạc Liêu đang gặp phải những khó khăn to lớn

1,012
nghề muối tại Bạc Liêu

Công ty Muối Bạc Liêu đã hoạt động một thời gian rất dài. Họ mang tới thị trường những sản phẩm muối đa dạng khác nhau. Sản lượng muối lớn, phục vụ nhu cầu Việt Nam khá ổn định. Theo thông tin kinh tế thị trường thì muối Bạc Liêu còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên thì muối Bạc Liêu đã gặp phải những khí khăn trong điều này. Nguyên nhân bởi sản lượng xuất khẩu không được lớn. Thêm nữa đó là chi phí dành cho sản xuất cực kỳ tốn kém. Bởi vậy mà những tỉnh thành khác có độ cạnh tranh tốt hơn so với Bạc Liêu.

Di sản văn hóa phi vật thể

nghề làm muối

“Bên nước mặn, biển cho muối nhiều/ Bên nước ngọt, phù sa vun bồi”, hơn một thế kỷ trôi, dù đã qua bao năm cát lở sông bồi thì những dòng kênh: Trường Sơn, Cái Cùng, Gành Hào… vẫn hiền hòa, thủy chung chở nước mặn về dang tay ôm lấy những đồng muối Bạc Liêu. Và chẳng biết tự bao giờ, hạt muối đã gắn chặt với đất, với người Bạc Liêu như một phần hương vị không thể thiếu của quê hương xứ sở.

Khi có thông tin Nghề làm muối Bạc Liêu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể, tôi lại làm một vòng về thăm những cánh đồng muối trải dài hàng ngàn héc-ta ở các xã ven biển của huyện Hòa Bình và Đông Hải. Đi dọc theo tuyến đê Đông, những cơn gió nắng rát mang theo vị mặn của biển liên tục phả vào mặt khiến tôi thấu hiểu hơn nỗi cơ cực của đời diêm dân.

Sự công nhận với nghề địa phương

Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đã đến làm việc với tỉnh Bạc Liêu về hướng phát triển nghề muối ở địa phương này. Nghề muối tỉnh Bạc Liêu là nghề truyền thống được hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. Vùng sản xuất muối của tỉnh tập trung ở các địa phương ven biển là thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải. Muối Bạc Liêu rất nổi tiếng và chất lượng, hạt muối có độ mặn không đắng chát.

Năm 2013, sản phẩm muối Bạc Liêu được Cục sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt, cuối năm 2020, nghề muối này thậm chí còn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Những khó khăn đã xuất hiện

Tuy nhiên, trong thời gian qua thì mọi thứ không thuận lợi. Nghề muối ở địa phương hiện luôn đứng trước những thách thức rất lớn. Cụ thể như: Phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết. Giá muối thấp. Được mùa thì mất giá. Bởi vậy nên đời sống người dân làm muối gặp khó khăn. Trong mùa vụ 2020- 2021, toàn tỉnh có hơn 1.500 ha sản xuất muối. Con số này giảm khoảng 2.000 ha so với năm 2011. Trong đó, diện tích muối sản xuất theo truyền thống, tức phơi trên nền sân đất là gần 1.400 ha. Và nếu như theo phương pháp trải bạt là khoảng 100 ha.

muối Bạc Liêu

Đối với Công ty cổ phần Muối Bạc Liêu, họ đã có hơn 25 năm thành lập và phát triển. Hiện nay đã sản xuất nhiều sản phẩm từ muối khác nhau. Ví dụ như: Muối tinh, muối hạt sạch, muối hạt sạch sấy, muối tinh sấy i ốt, muối ớt, muối ớt tôm và muối tiêu. Qua đó họ phục vụ thị trường trong nước rất tốt. Hiện nay, sản phẩm muối của công ty đã có mặt ở các hệ thống siêu thị lớn. Những cơ sở siêu thị trong nước được nhập với sản lượng chế biến 35 tấn muối/ngày. Ngoài ra, Công ty còn xuất khẩu sang các nước ngoài. Ví dụ như: Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thế nhưng sản lượng xuất khẩu thấp. Bình quân mỗi tháng chỉ xuất khẩu khoảng 100 tấn muối. Nguyên nhân là do giá thành sản xuất quá cao. Bởi vậy nên khó có thể cạnh tranh với các tỉnh, thành khác.

Kế hoạch nâng cao giá trị

Qua làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh, các ban ngành hữu quan, Công ty cổ phần Muối Bạc Liêu và đến tham quan một số Hợp tác xã làm muối trên địa bàn huyện Đông Hải, ông Trần Thanh Nam- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khẳng định: Để năng cao giá trị sản xuất muối thì Bạc Liêu cần có kế hoạch quy hoạch tổng thể, kết hợp nhiều nguồn như nguồn nông thôn mới hay nguồn từ khuyến nông… Trước hết thì tỉnh cần xác định lại diện tích sản xuất muối sau cho phù hợp nhất, sau đó báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham mưu với Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, Bạc Liêu cần xây dựng mô hình điểm sản xuất muối. Đặc biệt, để nâng cao giá trị nghề muối, hạt muối, Bạc Liêu cần sản xuất theo hướng đa dịch vụ, giảm lao động thủ công thay vào đó là công nghệ khác. Ngoài ra, cần tìm doanh nghiệp để liên kết, nâng cao chuỗi liên kết giá trị.

Nguồn: Cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *