Vietcombank sẽ cán đích cổ phiếu ngân hàng trên 100.000 đồng

403
Vietcombank sẽ cán đích cổ phiếu ngân hàng trên 100.000 đồng

Cổ phiếu ngân hàng từ trước đến nay chỉ ghi nhận mã TCB đạt mức trên 100.000 đồng. Thế nhưng, với đà tăng ấn tượng của cổ phiếu VCB thời gian gần đây, rất có thể, Vietcombank sẽ sớm chạm đỉnh. Từ đó, trở thành ngân hàng thứ 2 có mức cổ phiếu cao nhất. Trong phiên giao dịch gần nhất, cổ phiếu VCB đã đạt mức 99.900 đồng/cổ phiếu.

Giải thích về điều này, chủ tịch HĐQT Vietcombank Nghiêm Xuân Thành cho biết: VCB đang nắm giữ 3 yếu tố chủ chốt giúp cổ phiếu tăng giá ổn định. Đó là những dịch vụ đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Hơn nữa, thị trường bán lẻ của VCB đang tăng ấn tượng. Thêm nữa, chính sách tiền gửi giá rẻ và thu dịch vụ cũng có lợi cho khách hàng. Với những lý do này, cổ phiếu VCB trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Từ đà tăng hiện tại, có thể thấy, VCB sẽ sớm cán đích.

Những số liệu thuyết phục từ VCB

Những số liệu thuyết phục từ VCB

Kể từ sau sự kiện Techcombank chào sàn chứng khoán, thị trường vẫn chưa có được một cổ phiếu ngân hàng nào đạt và vượt qua mốc thị giá 100.000 đồng. Chỉ đến chiều nay (14/12), ông lớn số 1 ngành ngân hàng, Vietcombank với mã VCB mới đang nhăm nhe chinh phục mốc giá này khi đóng cửa tại 99.900 đồng/cổ phiếu.

Phiên giao dịch đầu tuần diễn ra với ưu tiên của nhà đầu tư dành cho các cổ phiếu Midcap và Penny với các điểm sáng tại cổ phiếu Chứng khoán, Khu Công nghiệp, Bất động sản. Các mã trụ như VIC và VCB, VNM không hề xuất hiện trong top dẫn dắt thị trường và giao phó cho các cổ phiếu VRE, GVR, CTG.

Các mã trụ thực tế đã hỗ trợ thị trường quá tốt và đều đã lên vùng giá “nóng”. VCB trong hiên giao dịch cuối tuần trước đã đã treo tại mức giá 97.200 đồng/cổ phiếu sau khi có phiên bứt phá ngày 9/12 nhờ lực cầu mua vào đột biến của khối ngoại. Vì vậy, kỳ vọng cho VCB thực tế cũng không nhiều đặc biệt là trong tuần đáo hạn phái sinh luôn tiềm ẩn nhiều biến động khó lường.

Vietcombank và những cơ hội vàng để vượt đỉnh

Tuy nhiên, khi mọi đã thứ đã tốt thì vẫn có thể tốt hơn. VCB đã rất biết cách làm hài lòng nhà đầu tư. Cùng với VIC và VHM, VCB đã tiếp tục tăng tốc và chạm mức giá 99.900 đồng/cổ phiếu cuối phiên. Thông tin hỗ trợ rõ rệt nhất cho VCB là Ngân hàng vừa có quyết định phê duyệt thanh toán cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho các cổ đông với tỷ lệ thực hiện 8%. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2019 vào ngày 22/12/2020. Ngày thanh toán cổ tức chậm nhất là 08/01/2021.

Nhờ đó, VCB đang đứng trước khả năng sẽ có mức giá trên 100.000 đồng/cổ phiếu. Đây chính là cột mốc không chỉ với VCB mà còn cả ngành Ngân hàng. Lần gần nhất, thị trường được chứng kiến một cổ phiếu giao trên mốc này là khi TCB của Techcombank niêm yết trên HOSE. Cổ phiếu TCB đã chào sàn ở mức 128.000 đồng/cổ phiếu vào 23/5/2018. Tuy nhiên, TCB cũng không thể duy trì được mức giá này lâu khi đã giảm sàn ngay trong phiên giao dịch đầu tiên và đã có lần chia tách giá cổ phiếu chỉ một tháng ngay sau đó.

Với diễn biến trên, sau khoảng hai năm, rất có thể ngay trong tuần giao dịch này, nhà đầu tư sẽ được chứng kiến VCB với các phiên giao dịch trên 100.000 đồng/cổ phiếu. Điều này là có cơ sở khi khối ngoại vẫn đang duy trì lực cầu giải ngân khá đều vào VCB. Sau phiên giao dịch hôm nay, vốn hóa của VCB vẫn là số 1 khi đạt 370,5 nghìn tỷ đồng. Nhỉnh hơn so với VIC ở vị trí thứ 2.

Vì sao cổ phiếu Vietcombank ngày càng hấp dẫn?

Vì sao cổ phiếu Vietcombank ngày càng hấp dẫn?

Theo ông Nghiêm Xuân Thành – chủ tịch HĐQT VCB, nói đến Vietcombank là nói đến 3 trụ cột chính. Đó là trụ cột tiền gửi giá rẻ, bán lẻ, và thu dịch vụ. Với trụ cột đầu tiên, Vietcombank có nguồn tiền giá rẻ quy mô lớn nhất hệ thống, tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) ngày càng tăng. Về trụ cột thứ 2, từ năm 2013 Vietcombank đặt mục tiêu đứng đầu bán lẻ. Vào thời điểm ấy, ngân hàng đang có thế mạnh về bán buôn. Đến nay, tỉ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ đã tăng lên 54%. Trụ cột thứ 3 là thu dịch vụ, thu ngoài lãi phi tín dụng khoảng 35%. Trong đó thu dịch vụ tính đến thời điểm hiện tại khoảng 26%.

Ông Nghiêm Xuân Thành cho biết ngân hàng đã hạch toán đúng. Việc trích lập dự phòng theo Thông tư 02 quy định tỉ lệ loại trừ tài sản tối thiểu và tối đa. Ví dụ với bất động sản được loại trừ 35%. Tức là có 100 đồng dư nợ xấu thì tài sản bảo đảm được loại trừ 35 đồng. Nhưng vì quy định chỉ nói tối đa. Nên không khống chế về tối thiểu, Vietcombank đưa con số này về 1-2%. Máy móc thiết bị đưa về bằng 0. Vietcombank có đồng nào đều trích lập dự phòng hết.

Nguồn: Stockbiz.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *