2 mã cổ phiếu lỗ nặng, có khả năng “rớt” sàn trong thời gian tới
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/4, nhìn chung thị trường chứng khoán đều phủ sắc xanh đáng hy vọng. VN-Index vẫn đang trên đà phục hồi tăng trưởng mạnh. Với mức tăng 3,91 điểm (0,32%). Như vậy, hiện tại VN-Index đã đạt ngưỡng 1.239,96 điểm. HNX-Index cũng nhích lên 0,15% so với phiên trước đó. Chỉ có một số mã cổ phiếu khác nằm trong ngưỡng giảm nhẹ.
Đáng chú ý nhất là 2 mã cổ phiếu lỗ nặng PGT và MPT. 2 mốc cổ phiếu này đang đứng trước nguy cơ rớt sàn. Nếu như trong thời gian tới không có thay đổi tích cực. Rất có thể cổ phiếu PGT và MPT sẽ phải hủy niêm yết. Cùng theo dõi đánh giá chi tiết về 2 mã cổ phiếu này trong bài viết dưới đây. Từ đó, các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định bán tháo vốn sớm nhất. Tránh tình trạng đóng cửa niêm yết không thể bán ra.
Mã cổ phiếu lỗ nặng: PGT đứng trước nguy cơ rớt sàn
Sở GDCK Hà Nội vừa thông báo về việc cổ phiếu PGT của Công ty Cổ phần PGT Holdings có khả năng bị hủy bỏ niêm yết do Công ty TNHH PKF Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh đưa ra ý kiến kiểm toán trái ngược đối với Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 của Công ty. Cụ thể, trước đó trong BCTC hợp nhất quý 4/2020 của Công ty tự lập, PGT ghi nhận doanh thu thuần gần 5,3 tỷ đồng, giảm 7,6% so với năm trước. Lãi sau thuế gần 1,2 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 15 tỷ đồng. Còn trong BCTC năm mà Công ty TNHH PKF Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh đã kiểm toán.
Năm 2020 PGT chỉ ghi nhận vỏn vẹn 325 triệu đồng doanh thu thuần. Giảm mạnh so với con số 5,7 tỷ đồng năm 2019. Chi phí tài chính trong năm ghi nhận 12,9 tỷ đồng. Tăng mạnh so với con số 735 triệu đồng năm ngoái do trong năm công ty ghi nhận khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 12,3 tỷ đồng. Trong khi năm trước không ghi nhận khoản này. Kết quả PGT ghi nhận lỗ 11,4 tỷ đồng. Trái ngược hẳn với con số kinh doanh có lãi mà PGT ghi nhận trước đó. Trên thị trường cổ phiếu PGT hiện đang giao dịch quanh mức 7.300 đồng/cp. Tăng cao gấp 2,5 lần so với hồi đầu năm.
Công ty Cổ phần PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex, được thành lập ngày 27/10/2004 dựa trên góp vốn của các Công ty thành viên thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Cổ phiếu MPT có khả năng bị hủy niêm yết
Cũng bị rơi vào diện có khả năng bị hủy bỏ niêm yết còn có cổ phiếu MPT của CTCP Tập đoàn Trường Tiền. Phía Sở GDCK Hà Nội cho biết nguyên nhân là do Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt – CN Miền Bắc từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2020 của Công ty.
Phía công ty kiểm toán cho biết tính đến thời điểm cuối năm 2020 MPT đang trong quá trình dừng hoạt động sản xuất kinh doanh chính (may trang phục, sản xuất sợi, sản xuất vải dệt, hàng dệt kim, may mặc xuất khẩu) và không tiến hành thực hiện kiểm kê hàng tồn kho vào thời điểm cuối năm nên Công ty kiểm toán không thể tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm này. Bằng các thủ tục kiểm toán thay thế, Công ty kiểm toán cũng không thể đưa ra ý kiến về số lượng hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2020. Ngoài ra còn một vài lý do khác liên quan đến các khoản phải thu, phải trả.
Theo BCTC năm đã được kiểm toán, năm 2020 MPT ghi nhận doanh thu thuần 13,9 tỷ đồng. Chỉ bằng 1/12 con số đạt được năm trước. Cuối năm MPT cũng ghi nhận lỗ gần 1,2 tỷ đồng trong khi năm 2019 có lãi 2,5 tỷ đồng. Trên thị trường đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/4, cổ phiếu MPT đứng tại mức 4.000 đồng/cp. Tăng gấp đôi so với hồi đầu năm.
Tại sao doanh nghiệp phải hủy bỏ niêm yết?
Trong xu hướng phát triển chung của thị trường, sự đào thải là điều tất yếu để loại ra những cổ phiếu kém chất lượng. Dù vậy, đối tượng chịu thiệt thòi nhất khi doanh nghiệp bị hủy niêm yết vẫn là các cổ đông và nhà đầu tư đại chúng.Thực tế cho thấy, những vấn đề liên quan đến thị giá cổ phiếu, cổ tức… luôn là điều khiến các cổ đông phải lo lắng sau khi cổ phiếu rời sàn, bởi hầu hết trong số này đều rơi vào tình trạng bế tắc do thị giá tụt dốc không phanh, thanh khoản èo uột.
Theo quy định hiện hành, sau khi hủy niêm yết, các doanh nghiệp sẽ tự động được đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM để duy trì thanh khoản cổ phiếu. Tuy nhiên, cổ phiếu có thanh khoản hay không lại phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng “sống dậy” của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp đã rỗng về tài chính và khả năng hoạt động, tức là tồn tại chỉ còn cái tên thì đưa lên sàn UPCoM chẳng khác gì chất thêm rác vào sàn này.
Nguồn: Cafef.vn