Balo tai nghe và ứng dụng dành cho người khiếm thị

993
người mù

Balo tai nghe ứng dụng giành cho người khiếm thị là một sáng chế tuyệt vời. Trong thập kỷ vừa qua, chúng ta đã may mắn được chứng kiến hàng loạt sáng kiến công nghệ cho người khiếm thị. Chúng được thiết kế với mục đích giúp người khiếm thị định hướng môi trường xung quanh tốt hơn. Từ chiếc gậy trắng cho đến dải phản hồi haptic và sonar. Rồi đến các app điện thoại thông minh hỗ trợ việc điều hướng và định hướng. Điểm chung của các giải pháp vừa nêu là chúng chỉ tăng cường trải nghiệm của người khiếm thị lúc họ đi qua các nơi công cộng. Những giải pháp này không thể thay cho chó dẫn đường. Điều này sắp thay đổi nhờ sáng chế mới với phần mềm AI và bộ xử lý của Intel.

Sáng chế đột phá: Balo tai nghe

Các phương tiện và robot tự điều khiển sử dụng bộ cảm biến cũng như camera phức tạp để nhận biết môi trường xung quanh. Trong khi đó, những người khiếm thị thường sử dụng gậy hoặc chó dẫn đường. Giờ đây, các nhà khoa học đã phát triển một hệ thống ba lô tai nghe được kích hoạt bằng giọng nói. Hệ thống đột phá này kết hợp một máy tính xách tay được đặt bên trong một balo nhỏ. Một chiếc áo vest với một máy ảnh giấu kín và một túi đeo thắt lưng chứa một bộ pin cỡ bỏ túi. Thông báo âm thanh liên quan đến môi trường. Tức thì của người đeo được chuyển tiếp qua tai nghe Bluetooth.

Sáng chế đột phá: Balo tai nghe

Thiết bị đột phá này là sản phẩm trí tuệ của Jagadish K. Mahendran, Kỹ sư Thị giác máy tính/Trí tuệ nhân tạo từ Viện Trí tuệ Nhân tạo trường Đại học Georgia. Sáng chế của Mahendran đã được trao giải thưởng lớn tại cuộc thi OpenCV Spatial AI 2020. Cuộc thi lớn nhất về chủ đề này trên thế giới do Intel tài trợ. Sự kiện năm nay cũng sẽ có sự góp mặt của Microsoft với tư cách là nhà tài trợ chính. Thiết bị này có thể theo dõi các chướng ngại vật trong thời gian thực. Và mô tả môi trường xung quanh một người.

Balo tai nghe trang bị máy ảnh, hệ thống AI điều khiển

Hệ thống ba lô tai nghe mới này được thiết lập từ một số thành phần không quá cồng kềnh. Hệ thống có thể chỉ là một chiếc túi đeo, ba lô hay tai nghe. Nhóm nghiên cứu cho biết, việc che giấu các thiết bị điện tử là mục tiêu chính. Vì vậy, người dùng sẽ không dễ dàng bị nhận ra là đang sử dụng thiết bị. Chiếc ba lô được thiết kế để chứa hàng loạt máy ảnh. Cụ thể, bao gồm một máy ảnh 4K cung cấp thông tin màu sắc. Và một cặp máy ảnh hình nổi. Thông tin trực quan này sau đó được đưa đến bộ não của người sử dụng.

Balo tai nghe

Ngoài ra, trong ba lô sẽ có một đơn vị tính toán như máy tính xách tay. Hoặc Raspberry Pi chạy giao diện AI có tên là OpenCV’s Artificial Intelligence Kit with Depth (OAK-D). Thiết bị này sử dụng mạng thần kinh để phân tích dữ liệu hình ảnh. Nó cũng chứa pin di động cung cấp thời gian sử dụng lên đến 8 giờ và bộ GPS kết nối USB.

Sau đó, dữ liệu hình ảnh sẽ được chuyển tiếp qua Bluetooth tới một cặp tai nghe. Cho phép người dùng biết mọi thứ xung quanh họ. Hệ thống có thể cảnh báo các chướng ngại vật với hình dạng, kích thước và loại khác nhau. Bằng cách sử dụng các bộ mô tả như phía trước, trên, dưới, trái, phải và giữa.

Giúp người khiếm thị hoạt động độc lập

Ví dụ, hệ thống có thể thông báo cho ai đó đang đi bộ trên đường rằng, họ đang đến gần một thùng rác ở “dưới cùng, bên trái”. Hệ thống thậm chí có thể nhận ra những vật như biển báo “Dừng lại”. Người dùng cũng có thể sử dụng giọng nói để hỏi thêm thông tin. Khi đó, thiết bị sẽ phản hồi bằng cách mô tả những gì xung quanh người dùng.

chó dẫn dường

Hiện tại, ngày càng nhiều các công cụ hỗ trợ công nghệ cao dành cho người khiếm thị, như gậy chiếu tia laser cảm nhận các vật thể và sự thay đổi địa hình. Hay, vòng cổ dẫn hướng của Toyota kêu vang ở bên trái hoặc phải giúp người dùng biết khi nào nên rẽ. Tuy nhiên, hệ thống hỗ trợ mới này được cho là chi tiết hơn nhiều và có khả năng cho phép người có tầm nhìn hạn chế điều hướng một cách độc lập.

Nguồn: Khoahoc.tv

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *