Tổng hợp bí quyết tránh bị lừa tiền khi đặt phòng du lịch
Mùa cao điểm du lịch đang đến, đây là thời điểm thích hợp để bạn lên kế hoạch chuẩn bị cho chuyến đi của mình. Bên cạnh việc lựa chọn tìm kiếm địa điểm nào hấp dẫn. Ở đâu có nhiều chỗ ăn chơi, check-in sống ảo. Một điều quan trọng khác mà bạn cần tìm hiểu đó là giá cả các dịch vụ ở khu vực mà bạn sắp ghé thăm. Việc tìm hiểu thông tin kỹ càng giúp bạn tránh bị lừa tiền từ các đối tượng xấu. Trong đó địa điểm lưu trú chính là vấn đề đáng quan tâm. Nhiều du khách đã gặp phải tình trạng bị hét giá hay thực tế phòng ở không như lời quảng cáo. Vì vậy bài viết sau đây batdongsanbienhoa sẽ cung cấp cho bạn 4 bí quyết để tránh bị lừa tiền khi đặt phòng.
Tham khảo chia sẻ từ các hội nhóm
Sự bất cẩn, thiếu tìm hiểu của khách khi đặt phòng đi du lịch là điều bị nhiều kẻ gian lợi dụng nhằm trục lợi. Hiện nay, việc đặt phòng online (qua các nền tảng OTA, fanpage…) đang dần trở nên phổ biến. Sự tiện lợi đôi khi cũng đi kèm các rủi ro. Do đó, du khách cần chú ý một số nguyên tắc sau để tránh bị lừa tiền qua mạng.
Hiện nay, trước khi đi du lịch, du khách thường có xu hướng tham gia vào các hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm tại điểm mình sắp tới. Đây là một hình thức khá tiện lợi, đảm bảo các đánh giá chân thật, được cập nhật liên tục. Một số trang mạng thường sao chép và đăng lại những bài đánh giá cũ, thiếu giá trị thông tin.
Trong nhóm, bạn có thể giao tiếp với một mạng lưới rộng gồm dân bản địa, khách đã từng du lịch và chuẩn bị đi du lịch. Do đó, trước khi quyết định đặt phòng, du khách nên đăng bài hỏi kinh nghiệm vào các nhóm này. Bạn sẽ nhận được những đánh giá khách quan và mới nhất. Tuy nhiên, du khách cũng nên kiểm tra trang cá nhân của những người bình luận. Một số cơ sở lưu trú thường dùng tài khoản ảo để bình luận, gây nên những đánh giá thiếu khách quan.
Chọn lọc thông tin
Để chắc chắn mình không có một trải nghiệm tồi trong chuyến đi, bạn nên dành thời gian xem xét các đánh giá trên mạng hoặc nền tảng OTA. Kinh nghiệm là nên lọc những bình luận có điểm số từ thấp đến cao và xem cách phản hồi của chủ cơ sở.
Nếu thấy nhiều ý kiến xấu về cùng vấn đề, bạn nên chuẩn bị sẵn tinh thần để đón nhận điều tương tự trong chuyến đi. Đánh giá trên OTA khá khách quan do đa số khách đều đã phải tới cơ sở lưu trú ở mới được phép bình luận. Ngoài ra, du khách cũng nên sử dụng các từ khóa để tìm kiếm trên Google theo công thức “tên khách sạn, lừa đảo” hoặc “tên khách sạn, phốt”… nhằm đảm bảo an toàn, tránh bị lừa tiền trước khi đặt.
Kiểm tra hình ảnh có đúng sự thật
Một số đối tượng thường sử dụng hình ảnh cơ sở khác và giới thiệu là của mình. Bạn nên sử dụng tính năng “Tìm kiếm hình ảnh trên Google” để xác thực lại. Đây là cách làm tương đối dễ thực hiện nhưng thường bị khách bỏ qua. Để lựa chọn được một khách sạn phù hợp với bản thân. Bạn có thể dựa trên một số tiêu chí như là: giá tiền, vị trí, tên khách sạn…
Khi mà bạn đã xác định được rõ ràng thì việc tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn. Bạn có thể lựa chọn giá phù hợp với chi tiêu, đi du lịch thì sẽ có mức giá khác. Mà đi công tác công ty hỗ trợ chi phí cũng khác. Thế nên bạn cứ thoải mái cân nhắc trước khi chọn nhé. Hầu hết là hiện nay các trang web đều có option về giá cho bạn lựa chọn nên bạn cứ yên tâm.
Không vội vàng chuyển khoản hết tiền
Việc thanh toán tiền phòng trước khi đến hiện khá phổ biến. Đây là cách các cơ sở lưu trú đảm bảo khách hàng không “bùng” sát ngày. Tuy nhiên, việc chuyển khoản 100% tiền có thể khiến bạn thiệt hại nặng nề nếu bị lừa. Trong trường hợp đặt phòng qua mạng xã hội. Bạn không nên đồng ý yêu cầu chuyển trước 100% tiền. Thay vào đó, bạn có thể thương lượng chuyển 30-50% tiền để tránh rủi ro.
Mặt khác, du khách cũng cần kiểm tra trang cá nhân của người bán. Nếu quyết định đặt phòng qua hình thức nhắn tin. Nếu trang cá nhân thiếu tương tác hoặc có dấu hiệu vừa mới lập. Bạn nên bỏ qua những người này. Nếu sử dụng nền tảng OTA, việc chuyển khoản 100% đôi khi là bắt buộc. Tuy nhiên, bạn sẽ không cần quá lo lắng vì bên thứ 3 có trách nhiệm hỗ trợ du khách nếu sự cố xảy ra.
Nguồn: Zingnews.vn