Trọng tài V-League 2021 – “Ẩn số” gây tranh cãi

846
Trọng tài V-League 2021

Dù chỉ mới trải qua những vòng đấu đầu nhưng số lượng thẻ vàng và thẻ đỏ tại V-League 2021 đã tăng chóng mặt so với các mùa giải trước. Từ đó dẫn tới lực lượng các trọng tài V-League 2021 bị các đội bóng có những hành động và phản ứng một cách gay gắt. Đã xuất hiện những lời phàn nàn, tỏ ra không hài lòng về trọng tài nổi lên. Vì vậy mặc dù chưa xảy ra lỗi lớn nào đi nữa thì công tác trọng tài vẫn là một “ẩn số” dễ dàng khiến cho V-League 21 mất đi tinh thần thể thao vốn có.

Sự cố trên sân Thống Nhất

Di chuyển thiếu hợp lý, nhận định không chuẩn xác; bỏ qua tình huống phạm lỗi nghiêm trọng; không dũng cảm rút thẻ đỏ. Đó là một số sai sót nổi cộm của trọng tài trong mấy vòng đấu vừa qua tại V-League 2021. Nếu Ban Trọng tài Liên đoàn Bóng đá VN (VFF); và Ban điều hành giải không uốn nắn kịp thời, giải đấu lớn nhất Việt Nam (V-League) sẽ chịu hệ lụy lớn.

Tranh cãi ở vòng 5

số lượng thẻ phạt tăng
Vòng 5 V-League cách đây hơn 1 tuần xảy ra một sự cố nghiêm trọng trên sân Thống Nhất. Sau pha vào bóng vô cùng nguy hiểm của Ngô Hoàng Thịnh (đội TP.HCM). Đỗ Hùng Dũng (Hà Nội FC) đã dính chấn thương nặng, phải mổ và đành chia tay bóng đá trong ít nhất 6 tháng.
Điều đáng chú ý là sau trận đấu này, trọng tài Vũ Nguyên Vũ đã cho biết: “Tôi quan sát rất kỹ, Hùng Dũng chuyền bóng bằng chân trái, giữ trụ bằng chân phải. Thịnh lao vào quá nhanh và xảy ra sự việc đáng tiếc. Lúc đó dù cầu trường rất ồn nhưng tôi nghe rõ tiếng xương gãy, người nổi gai luôn!”. Có ý kiến cho rằng trọng tài Vũ đã chứng kiến rõ toàn bộ sự việc (thậm chí còn nghe thấy tiếng xương gãy). Nhưng ngay khi tình huống xảy ra, trọng tài lại chỉ cầm trên tay thẻ vàng.
Lý giải điều này, trọng tài Vũ nói: “Lúc đó tôi rút sẵn thẻ, hai chiếc màu vàng và đỏ cùng được rút ra vì nằm chung chỗ trong túi. Chuyện cần làm là xử lý chấn thương, còn động tác rút thẻ phải chậm một chút. Trước mùa giải trong các lớp tập huấn do VFF tổ chức. Ban Trọng tài cũng đã nhắc kỹ là phải bảo vệ đôi chân cầu thủ, không nương tay với hành vi ác ý. Dù sao thì tôi cũng phải dựa vào tình huống thực tế. Bác sĩ đội Hà Nội vào sân, chờ họ thực hiện sơ cứu cho Dũng trước; rồi đưa cậu ấy lên xe chuyển vào bệnh viện. Nói chung mọi việc xảy ra rất nhanh. Cầm còi đã lâu nhưng tôi lần đầu đối mặt với một ca chấn thương nặng như vậy trên sân bóng”.

Tranh cãi ở vòng 6

lỗi nghiêm trọng
Theo ý kiến của một cựu giám sát trọng tài : “trọng tài chỉ nên rút thẻ và quyết định thẻ màu gì sau khi nhận định cầu thủ phạm lỗi ở mức độ nào. Và cầu thủ bị phạm lỗi bị ảnh hưởng ở mức độ nào. Trọng tài Vũ đã vội vàng nên phải rút kinh nghiệm sâu sắc”.
Sang đến vòng 6, một trọng tài khác cũng thiếu bản lĩnh khi đưa ra quyết định về thẻ. Ở trận đấu trên sân Thanh Hóa, cầu thủ Hoàng Vũ Samson đã đạp cực mạnh vào người thủ môn Tuấn Mạnh của đội Đà Nẵng (clip chiếu rất rõ hành vi phi thể thao này). Nhưng trọng tài Vũ Phúc Hoan đã không dám rút thẻ đỏ mà chỉ là thẻ vàng. Chưa hết, đến khoảng giữa hiệp 2, Hoàng Vũ Samson lại dùng tiểu xảo; huých cùi chỏ vào mặt hậu vệ đội khách nhưng trọng tài Hoan cũng không dám cho thẻ vàng thứ 2.

Phạm lỗi thô bạo còn hơn Hoàng Thịnh nhưng không bị thẻ đỏ

Nổi cộm nhất ở vòng 6 chính là việc bỏ quên thẻ đỏ của trọng tài Nguyễn Ngọc Châu đối với cầu thủ Phan Thế Hưng (đội Nam Định). Dù anh này có hành vi vào bóng thô bạo với cầu thủ Công Thành (Sài Gòn FC). Theo đánh giá của Ban điều hành giải thuộc Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF). Mức độ phạm lỗi của Thế Hưng còn nguy hiểm hơn cả tình huống vào bóng ác ý của Hoàng Thịnh với Hùng Dũng.

Ý kiến của VFF

Một lãnh đạo Ban điều hành giải thuộc Công ty VPF cho hay: “Chúng tôi tiếp tục yêu cầu Ban Trọng tài VFF phối hợp chặt chẽ hơn nữa với VPF trong công tác phân công, chỉ định các trọng tài, trợ lý trọng tài tại các trận đấu. Cần bổ nhiệm trọng tài đúng năng lực và phù hợp với tính chất trận đấu theo đúng quy định; giám sát chặt chẽ công tác trọng tài tại mùa giải; kịp thời rút kinh nghiệm cho lực lượng trọng tài; hạn chế tối đa sai sót khi điều hành trận đấu. Ngay sau khi kết thúc giai đoạn 1 V-League 2021 dự kiến vào ngày 9.5; chúng tôi kết hợp với Ban trọng tài tiến hành khóa tập huấn giữa mùa. Các nội dung quan trọng cần được nhấn mạnh tại khóa tập huấn trọng tài là phương pháp trọng tài; cách di chuyển – nhận định lỗi, trau dồi nghiệp vụ; bản lĩnh trọng tài trước những pha bóng nhạy cảm. Bóng đá Việt Nam có hạn chế; và triệt tiêu được vấn nạn bạo lực hay không, nhờ một phần lớn vào công tác trọng tài ”.
chấn thương

Một quan chức VFF cho biết: “Trước tình trạng bạo lực sân cỏ tại V-League. Gây nhức nhối trong dư luận; để lại hậu quả nặng nề không chỉ cho cầu thủ, CLB. VFF đã phải có công văn chỉ đạo hết sức cụ thể. Trong đó, VFF yêu cầu Ban Kỷ luật VFF xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm mang tính răn đe để giảm các hành vi bạo lực; phạm lỗi nghiêm trọng.

Hướng giải quyết

VFF cũng yêu cầu lực lượng trọng tài phải nâng cao tinh thần trách nhiệm. Phát huy tối đa khả năng chuyên môn điều hành trận đấu trung thực, khách quan, vô tư; kiên quyết. Nghiêm khắc xử lý các hành vi phi thể thao; phạm lỗi nghiêm trọng. Tránh bỏ sót lỗi, qua đó góp phần tạo ý thức; thói quen cho các cầu thủ thi đấu một cách chuyên nghiệp và đúng luật. Tuy nhiên, ở vòng 6 V-League, một số trọng tài lại không hoàn thành tốt công việc của mình. Dẫn đến một vài sai sót nghiêm trọng không được xử lý tại chỗ. Và Ban điều hành giải đã có công văn gửi sang VFF. Đề nghị Ban Kỷ luật có hình thức xử lý nghiêm với cầu thủ Hoàng Vũ Samson và Phan Thế Hưng”.

Công tác điều hành của các trọng tài tốt, công tâm chắc chắn là mơ ước bấy lâu, nhưng mùa này cần thiết hơn rất nhiều khi còn ảnh hưởng đến mục tiêu mà bóng đá Việt Nam đang theo đuổi. Đơn giản vì V-League phải diễn ra một cách bình thường không lấn cấn câu chuyện về các vua sân cỏ thì đồng nghĩa giải mới ổn, tạo nền tảng cho tuyển thể thao Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trong năm 2021.

Nói rõ hơn, những quyết định sai lầm trong các trận đấu không chỉ ảnh hưởng kết quả. Mà rất có thể dẫn đến sự ức chế về tâm lý với tất cả các cầu thủ; khiến khó chơi bóng thanh thoát nhất. Sòng phẳng mà nói, những cảnh báo trên không đơn thuần là nâng cao quan điểm. Bởi chỉ khi giải đấu diễn ra “xuôi chèo mát mái” đồng nghĩa chất lượng được đảm bảo. Và từ đó giúp ông Park có nhiều sự lựa chọn hơn cho tuyển Việt Nam.

Nguồn: Thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *