Tìm hiểu về chứng bệnh đột quỵ ở trẻ nhỏ

549
Tìm hiểu về chứng bệnh đột quỵ ở trẻ nhỏ

Đối với chứng bệnh đột quỵ ở trẻ nhỏ xảy ra đối với các trẻ có các rối loạn đông cầm máu, bệnh lý tự nhiên và bệnh lý tim bẩm sinh, bệnh không có các dấu hiệu rõ ràng.

Theo bà Nguyễn Thụy Minh, bác sỹ chuyên khoa 2, phòng khám Nhi, tiêm ngừa, thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, đối với những trẻ nhỏ bị đột quỵ thường rất hiếm gặp; bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Hiện nay, bệnh đột quỵ có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi, kể cả đối với trẻ nhỏ.

Tình trạng đột quỵ

Đột quỵ ở trẻ nhỏ được chia làm 2 dạng, đột quỵ nhồi máu và đột quỵ xuất huyết. Trong đó, phổ biến là đột quỵ xuất huyết. Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Tình trạng này xảy ra khi lượng máu nuôi não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, khiến cho não bị thiếu oxy và thiếu dinh dưỡng. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Tình trạng đột quỵ

Nguyên nhân

Bệnh lý dị dạng mạch máu não

Dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ chảy não ở những người trẻ tuổi. Sự phát triển bất thường của mạch máu não có thể gây nên những túi phình – với thành mạch máu mỏng; là nguyên nhân có thể gây xuất huyết não. Hoặc mạch máu có thể bị bóc tách gây hẹp; tắc mạch – nhồi máu não. Hiện tại là chưa có biện pháp nào thực sự hiệu quả để dự phòng dị dạng mạch não. Những bất thường này có thể phát hiện sớm qua chụp cắt lớp vi tính tương phản mạch máu não, hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não.

Hút thuốc lá

Khoảng 50 % số bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi có hút thuốc lá; những nghiên cứu mới nhất cho thấy có sự tương quan giữa số lượng thuốc hút mỗi ngày và nguy cơ đột quỵ não. Thuốc lá có chứa khoảng 7000 chất độc hóa học như carbon monoxide, formaldehyde, arsenic và cyanide. Những chất độc này được vận chuyển vào máu sau khi hấp thu vào phổi làm thay đổi và phá hủy các tế bào trong cơ thể.

Những thay đổi của các chất hóa học này làm tăng nguy cơ vữa xơ; tổn thương mạch máu não. Việc thay đổi nhận thức và hành vi hút thuốc của người trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Những nghiên cứu này đang gióng thêm một hồi chuông cảnh báo cho những người đã và đang có thú vui độc hại này.

Rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Có khoảng từ 50-60% bệnh nhân nhồi máu não trẻ tuổi có rối loạn chuyển hóa mỡ máu, có sự khác biệt nhẹ giữa nam và nữ, trong đó nam giới hay gặp hơn nữ. Các nhà khoa học Brasil đã chỉ ra rằng tỉ lệ Apolipoprotein B và Apoprotein A- I (ApoB/ApoA-I) có liên quan mật thiết đến nhồi máu não. Người trẻ tuổi với thói quen ăn uống có hại sức khỏe (ăn quá nhiều thức ăn nhanh; thực phẩm chế biến sẵn…), ngày càng đối diện với các bệnh lý mạch máu lớn và nhỏ sớm hơn (bệnh lý đột quỵ, tim mạch …)

Bệnh béo phì và lười vận động

Các nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy khoảng 10% các bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi có thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI >30), ngoài ra các chỉ số chu vi vòng bụng; tỉ lệ vòng bụng/vòng hông, tỉ lệ vòng bụng/chiều cao còn có mối liên quan chặt chẽ hơn đến nguy cơ đột quỵ. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này.

Tuy nhiên có một thực trạng là trong 05 năm vừa qua (từ 2014 đến 2020); tỉ lệ người béo phì tại Việt Nam đã tăng 33%, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kéo theo chế độ ăn ít lành mạnh hơn. Giới trẻ ngày càng thích ngồi trước màn hình máy tính hoặc ôm điện thoại di động hơn là tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.

Đái tháo đường và tăng huyết áp

Đái tháo đường gặp ở 30% bệnh nhân đột quỵ trẻ và với bệnh tăng huyết áp là khoảng 10%. Đặc biệt với khu vực Đông Nam Á; tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não trẻ tuổi có đái tháo đường lên tới 54.8%. Tại Việt Nam, đang có sự gia tăng nhanh bệnh tiểu đường ở người trẻ, thậm chí với trẻ em. Nhiều ca bệnh được ghi nhận ở trẻ nhỏ từ 9 đến 13 tuổi; thanh niên từ 20 đến dưới 30 tuổi. Thói quen ăn uống thay đổi, lối sống không lành mạnh; ô nhiễm môi trường khiến độ tuổi mắc tiểu đường càng trẻ, thậm chí mới 9 tuổi.

Ý kiến từ các chuyên gia

Theo bác sĩ Minh Thư, nguyên nhân thường gặp gây ra đột quỵ xuất huyết ở trẻ em là dị dạng mạch máu não như dị dạng động mạch não; túi phình mạch máu não. Khi bệnh nhi có túi phình mạch máu não hoặc dị dạng động tĩnh mạch não, thường bé không có bất kỳ biểu hiện gì, đôi khi có thể có đau đầu, co giật…

“Nhưng khi những tổn thương này vỡ ra, gây xuất huyết não; sẽ ảnh hưởng nguy kịch đến tính mạng bệnh nhi. Vì vậy cần nhận biết sớm trong những trường hợp này”, bác sĩ Thư nói. Ngoài ra, nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em còn do bệnh lý tim bẩm sinh; rối loạn đông cầm máu như bệnh Hemophillia, xuất huyết giảm tiểu cầu và các bệnh lý tự miễn như hội chứng Anti phospholipid…

Đối với trẻ lớn, dấu hiệu đột quỵ tương tự người lớn như méo miệng; nói đớ, liệt nửa người đột ngột. Còn ở trẻ nhỏ, những dấu hiệu này rất khó có thể nhận ra. “Có nhiều trường hợp đột quỵ không có biểu hiện rõ ràng mà trẻ chỉ đột ngột lơ mơ; lừ đừ hoặc bứt rứt, quấy khóc, nôn ói… Những triệu chứng này rất chung chung và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm màng não”, bác sĩ chia sẻ.

Phòng ngừa đột quỵ

Khi phụ huynh phát hiện trẻ có biểu hiện đột quỵ; cần nhanh chóng gọi cấp cứu để kịp đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trẻ được cấp cứu sớm, nguy cơ để lại di chứng thấp, thời gian hồi phục nhanh hơn.

Phòng ngừa đột quỵ

Bác sĩ Minh Thư khuyến cáo để phòng ngừa đột quỵ ở trẻ; phụ huynh nên tầm soát bệnh lý tim, nếu trong gia đình có rối loạn đông máu trẻ cần được kiểm tra chức năng đông máu, tái khám thường xuyên với trẻ có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống.

Theo Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200.000 ca đột quỵ mới; trong đó gần 50% số ca sẽ tử vong, 90% để lại di chứng do hầu hết đều đến viện khi đã qua khung giờ vàng.

Nguồn: Vnexpress.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *