Taxi bay hoạt động bằng điện sẽ được ra mắt năm 2024

402
máy bay bằng điện

Taxi bay là một phát minh được nghiên cứu trong nhiều năm. Khi ngành công nghiệp ô tô tiếp tục chuyển từ động cơ đốt trong sang động cơ điện với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết, những năm qua cũng chứng kiến sự ra đời của các phương tiện bay hoàn toàn bằng điện và không phát khí thải. Mẫu taxi không người lái này có thể giúp vận chuyển hàng hóa tới những vùng núi xa xôi hẻo lánh. Bạn đã xem các bộ phim khoa học viễn tưởng. Thông qua đó có thể thấy, ý nghĩ chế tạo xe bay đã được các nhà khoa học dự tính từ rất lâu.

Taxi bay đầu tiên ra đời

Máy bay chở khách cất và hạ cánh thẳng đứng. Chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên trên thế giới đã hoàn thành chuyến bay thử ở Đức. Mới đây, Hãng tin Reuters đưa tin công ty khởi nghiệp Lilium của Đức đặt mục tiêu đưa phi đội “taxi bay” 5 chỗ ngồi. Có thể bay với phi công hoặc ở chế độ không người lái. Đi vào hoạt động tại các thành phố lớn trên thế giới vào năm 2024.

Taxi bay đầu tiên ra đời

Đây sẽ là dòng máy bay thương mại loại nhỏ đầu tiên không có khí thải. Với tốc độ nhanh gấp 5 lần ôtô và ít tiếng ồn hơn môtô. Giám đốc điều hành Lilium, ông Daniel Wiegand, nói với hãng tin Bloomberg rằng máy bay có tầm hoạt động 300km. Cho phép bay từ New York đến Boston (Mỹ). Công ty Lilium của Đức công bố phiên bản 7 chỗ của mẫu taxi bay cất hạ cánh thẳng đứng bằng điện (eVTOL). Và kế hoạch vận hành thương mại vào năm 2024.

Taxi bay mới là phiên bản nâng cấp của mẫu máy bay 5 chỗ. Có tốc độ hành trình 289 km/h ở độ cao 3.048 và tầm hoạt động trên 250 km. Đây là tầm hoạt động tương đối lớn với một máy bay trang bị bộ pin. Với 7 chỗ ngồi cho 6 hành khách và một phi công, thiết kế của Lilium trở thành eVTOL lớn nhất trên thị trường và mang phong cách giống xe bus mini hơn là taxi.

Taxi bay sử dụng công nghệ DEVT

Taxi bay sử dụng công nghệ DEVT

Chiếc máy bay sử dụng công nghệ Ducted Electric Vectored Thrust (DEVT) độc quyền của Lilium. Bao gồm 36 động cơ quạt turbo điện tích hợp ở cánh con. Giúp giảm tiếng ồn khi phương tiện vận hành. Lilium đang hợp tác với nhiều đối tác để chế tạo máy bay 7 chỗ. Bao gồm công ty Aciturri phụ trách sản xuất thân và hệ thống cánh. Toray Industries cung cấp vật liệu tổng hợp sợi carbon hiệu suất cao. Và Lufthansa Aviation Training để tổ chức chương trình đào tạo phi công.

“Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra phương thức di chuyển tốc độ cao bền vững và dễ tiếp cận cho cộng đồng”, Daniel Wiegand, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Lilium chia sẻ. “Với cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay, việc đi lại tiêu tốn nhiều thời gian cá nhân, diện tích và thải lượng lớn carbon. Chúng tôi theo đuổi công nghệ máy bay phản lực điện. Bởi đó là chìa khóa cho máy bay hiệu suất cao, chi phí thấp. Đồng thời ít gây tiếng ồn và ô nhiễm”.

Đưa vào hoạt động

Đưa vào hoạt động

Lilium đang lên kế hoạch sử dụng taxi bay 7 chỗ cho hoạt động thương mại vào năm 2024. Để đáp ứng mục tiêu này, họ cần hoàn thiện cơ sở sản xuất hàng loạt ở Đức. Và xin cấp phép từ nhà chức trách. Hồi tháng 11/2020, Lilium thông báo hợp tác với Công ty phát triển Tavistock và thành phố Orlando. Để ra mắt mạng lưới giao thông hàng không bằng điện năm 2025. Bao gồm 14 địa điểm và khoảng 125 chiếc taxi bay. Công ty cũng vận hành ở Đức thông qua thỏa thuận với sân bay Köln Bonn và Düsseldorf, sử dụng 190 chiếc taxi bay.

Nguồn: Khoahoc.tv

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *