Tại sao có hiện tượng môi bị khô và nứt nẻ? Làm thế nào để khắc phục?

436
Tại sao có hiện tượng môi bị khô và nứt nẻ? Làm thế nào để khắc phục?

Một đôi môi hồng hào và mềm mịn chính là mong muốn của nhiều cô gái. Thế nhưng không phải ai cũng được sở hữu đôi môi như vậy. Nhiều bạn đang gặp phải tình trạng khô môi và nứt nẻ trầm trọng. Môi thường xuyên đau rát và bị lột da môi, kể cả vào mùa hè. Để khắc phục tình trạng này, trước hết cần tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng môi bị khô và nứt nẻ của bạn. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp phù hợp để chăm sóc đôi môi của mình. Có nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại đang vô tình làm khô và bong tróc đôi môi của bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lý do gây khô môi mà nhiều người đang gặp phải ngay trong bài viết dưới đây để biết cách phòng tránh

Nguyên nhân gây khô và nứt nẻ môi

Nguyên nhân gây khô môi và nứt nẻ

Cơ thể của bạn đang bị thiếu nước

Một trong những nguyên nhân chính gây khô môi mà các bạn thường mắc phải, đó chính là việc để cơ thể rơi vào trạng thái thiếu nước. 70% trọng lượng cơ thể của chúng ta là nước. Có thể nói nước đóng vai trò rất quan trọng và cực kỳ cần thiết giúp bạn đào thải độc tố. Đồng thời còn giúp giữ ẩm cho da, tóc và môi. Nếu  bạn lười uống nước, bạn sẽ không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Đôi môi không có đủ độ ẩm để duy trì sự căng bóng, mịn màng. Hãy uống đủ khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày (tuỳ cơ địa mỗi người). Khi đó, không chỉ đôi môi mà làn da bạn cũng được cải thiện trông thấy.

Môi bị khô và nứt nẻ do thói quen liếm môi thường xuyên

Nhiều người thường có hành động liếm môi, thói quen tưởng chừng như bình thường. Nhưng chính nó lại làm đôi môi của bạn hay bị khô, thậm chí là nứt nẻ. Khi cảm thấy môi khô, nhiều người liếm môi để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên sau đó họ không thể ngừng động tác này vì càng liếm càng khô. Trong nước bọt có enzym với khả năng làm giảm độ ẩm trên môi nhanh. Nếu liếm môi nhiều lần thì việc đôi môi của bạn bị khô là điều khó tránh. Để mọi chuyện không tệ hơn, hãy cố gắng kiểm soát thói quen này của bạn. Tuyệt đối không liếm môi. Hãy thấm ướt môi bằng chút nước ấm. Sau đó thấm nhẹ bằng giấy ăn rồi thoa sản phẩm dưỡng môi.

Không thường xuyên tẩy tế bào chết cho môi

Nguyên nhân gây khô môi - 2

Khi chăm sóc cơ thể, mọi người thường chỉ chú ý đến việc tẩy tế bào chết toàn thân, da mặt mà bỏ qua đôi môi của mình. Từ đó sẽ khiến môi sẽ dễ bị khô, không mềm mịn. Thậm chí bong tróc khi gặp những thay đổi về thời tiết. Nhiều người còn không thể kiềm chế việc đưa tay lên môi và giật những mảng da chết bị bong ra phân nửa. Thói quen xấu này khiến cả những tế bào chưa đủ già cũng bị kéo giật khỏi môi. Tạo ra những vết thương, gây đau đớn và làm tình trạng nứt nẻ, khô ráp ở môi càng tệ hại. Hậu quả của việc dùng tay lấy tế bào chết liên tục sẽ khiến đôi môi bạn luôn trong tình trạng rỉ máu và sứt nẻ.

Không thường xuyên dưỡng môi

Khi không có lớp dầu bảo vệ, không khí lạnh và hanh khô sẽ khiến môi khô nẻ. Vì vậy bạn hãy luôn mang theo bên mình một thỏi/hũ son dưỡng để thoa lại thường xuyên, nhiều lần trong ngày.

Ngồi lâu trong điều hòa hoặc sử dụng quạt sưởi

Hai loại thiết bị giúp giữ ấm này sẽ lấy đi độ ẩm trong không khí. Điều này khiến cho làn da và đôi môi bạn nhanh chóng bị mất nước, khô và nứt nẻ. Bạn nên hạn chế dùng quạt sưởi hay điều hòa nóng. Thay vào đó, có thể đặt thêm chậu nước hoặc khăn mặt ướt trong phòng để duy trì độ ẩm. Và tốt nhất là bạn nên bôi lên môi lớp dưỡng dày. Hoặc bạn có thể dùng mặt nạ môi, mặt nạ ngủ dành cho môi.

Cách khắc phục đôi môi bị khô và nứt nẻ

Khắc phục môi khô và nứt nẻ

Nếu đã biết được nguyên nhân gây nên tình trạng khô và nứt nẻ ở môi, bạn cần tìm ra các cách khắc phục để sở hữu một đôi môi hồng hào, mềm mịn hơn. “Thiếu gì bù nấy” là một trong những cách khắc phục tình trạng khô môi hiệu quả.

  • Bổ sung đủ nước và các chất dinh dưỡng cho cơ thể: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau và trái cây có màu xanh đậm như chuối, táo, lê, đậu nành,….
  • Thường xuyên tẩy tế bào chết để da môi có thể hấp thụ các chất dưỡng từ son dưỡng môi.
  • Dưỡng môi hàng ngày: Hãy chăm chỉ dưỡng môi trước và sau khi trang điểm để tránh những ảnh hưởng của mỹ phẩm lên da môi. Ngoài ra còn giúp ngăn chặn khói, bụi, ô nhiễm từ môi trường. Có thể sử dụng sáp dưỡng môi, son dưỡng Vaselin để thoa lên môi thường xuyên.

Nguồn: laodong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *