Sự phát triển của công nghệ đã tác động đến giới trẻ Việt Nam ra sao ?

426
Giới trẻ hiện nay

Cuộc sống ngày càng tiên tiến, ngày càng nhiều những điều mới lạ ra đời và phát triển, trong đó không thể không nhắc đến công nghệ. Sự ra đời của công nghệ mở ra một trang mới cho sự phát triển của toàn xã hội. Công nghệ đang là yếu tố được mọi người theo đuổi và phát triển. Nó giúp nâng cao đời sống của chúng ta.

Có thể nói, trong gần 10 năm trở lại đây, sự ra đời và thay đổi chóng mặt của công nghệ đã có những tác động cụ thể đến cuộc sống của mỗi con người. Trong đó những người chịu nhiều tác động nhất có lẽ là giới trẻ. Tác động nhiều nhất bởi giới trẻ là những người rất giỏi, năng động trong việc tiếp thu cái mới. Tuy nhiên, do vậy họ bị công nghệ tác động rất nhiều về hành vi, suy nghĩ cũng như thói quen. Sau đây hãy cùng batdongsanbienhoa điểm qua một vài ảnh hưởng, tác động của công nghệ đến với giới trẻ hiện nay như thế nào nhé.

Thay vì xin số điện thoại thì xin Facebook

Vào năm 2010, Facebook chỉ mới manh nha vào Việt Nam với lượng thành viên ít ỏi. Tuy nhiên, sau 10 năm, theo thống kê của Hootsuite (một nền tảng quản lý phương tiện truyền thông xã hội dành cho các blogger, chuyên gia marketing của mạng xã hội) và We Are Social (công ty toàn cầu chuyên nghiên cứu về truyền thông xã hội) thì lượng người dùng Facebook tại Việt Nam đến tháng 4/2018 là 58 triệu người. Tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2017, là nước có số lượng người dùng đứng thứ 7 thế giới. Cũng theo thống kê khác của We Are Social, thì Facebook là nền tảng được sử dụng phổ biến thứ 2 tại Việt Nam; với số người sử dụng có độ tuổi từ 18-34 chiếm phần đông nhất.

Ứng dụng Facebook

Như một xã hội thu nhỏ, Facebook phản ánh mọi khía cạnh của đời sống thực. Người trẻ Việt dùng Facebook mỗi ngày và mọi tính cách, hành vi ứng xử, hay thông tin đều được phơi bày trên mạng xã hội. Ngày nay, khi muốn liên lạc với nhau thay vì xin số điện thoại; nhiều người trẻ lại xin Facebook của nhau.

Sự bùng nổ các ngành nghề mới

Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tổng số người dùng internet ở Việt Nam đạt 64 triệu người, tính đến đầu năm 2018. Trong thời đại mà chúng ta dành nhiều thời gian trên các nền tảng mạng xã hội thì những Influencer, KOL (những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội; được nhiều người biết đến) đang là những ngành nghề “hot” hiện nay. Là những người sở hữu lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội; các nhân vật này là những người có tiếng nói, được sự hưởng ứng và đồng tình từ một cộng đồng nhất định, tùy vào mức độ nổi tiếng của mình.

KOLs Việt Nam

Theo số liệu từ Statista (cổng thông tin trực tuyến; chuyên thu thập dữ liệu từ các nghiên cứu thị trường của Đức), 42% influencer trên Instagram thuộc thế hệ Millennials (từ 18 đến 34 tuổi). Điều đó cho thấy, giới trẻ rất “nhạy bén” với ngành nghề này. Thống kê của Google cho thấy hiện 97% người dùng Việt Nam tìm kiếm thông tin qua các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng. Thị trường trực tuyến thực sự trở thành một “mảnh đất màu mỡ” cho các bạn trẻ.

Ngoài ra, có những ngành nghề mới nổi nhưng có mức thu nhập không hề nhỏ như gamer (game thủ chuyên nghiệp), Strearmer (những người phát sóng trực tuyến trên nền tảng Facebook, Youtube.. về một chủ đề nào đó), Fashionista (người theo bắt nhịp xu hướng thời trang; có phong cách ăn mặc ảnh hưởng đến cộng đồng)…

Thói quen xem phim chuyển từ rạp sang trực tuyến

Vào 10 năm trước, người trẻ vẫn giữ thói quen xem phim trên mạng, ra rạp hay thỉnh thoảng mua đĩa. Thì hiện nay, là sự lên ngôi của Netflix. Xuất thân chỉ là một công ty băng đĩa; nhưng Netflix đã tận dụng được sự phát triển của công nghệ để chuyển số lượng phim của họ lên nền tảng trực tuyến và cho thuê. Tiếp sau đó, là tự đứng ra sản xuất những bộ phim của riêng mình.

Hãng phim Netflix

Người trẻ thích xê dịch hơn bao giờ hết

Cùng với sự phát triển của công nghệ, người trẻ đã được kết nối với bạn bè nhiều hơn. Vào thời đại internet bùng nổ vào những năm đầu thế kỷ 21 và đến giai đoạn 2010. Sau một thời gian dài tiếp xúc, tích lũy, họ đã khao khát được tận mắt chứng kiến; trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác nhau.

Theo thống kê của ASEAN Travel 2018, nếu năm 2012 Việt Nam có khoảng 4,8 triệu lượt khách đi du lịch nước ngoài, thì đến năm 2018 con số này đã gần gấp đôi lên 8,6 triệu lượt. Cũng theo một khảo sát khác, do Visa thực hiện về xu hướng du lịch toàn cầu, năm 2018 thì 72% người Việt du lịch để khám phá, trải nghiệm các nền văn hóa. Đặc biệt; nghiên cứu này cho thấy 90% người Việt có xu hướng đi du lịch nước ngoài. Hầu như họ đều sử dụng công nghệ; hay các kênh trực tuyến để hỗ trợ lập kế hoạch, tìm kiếm thông tin chuyến đi.

Xu hướng thích du lịch của giới trẻ

Chính lượng thông tin trong thời đại công nghệ phát triển đã giúp người trẻ có nhiều thông tin hơn. Để có thể dấn thân tìm đến những vùng đất mới với sự tự tin nhất định. Có thể kể đến các bạn trẻ như Nguyễn Thị Khánh Huyền, Tâm Bùi, Nhị Đặng, Đinh Hằng… Với những thước phim, bức ảnh hay những cuốn sách chia sẻ; truyền cảm hứng khám phá các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

Trong thời đại công nghệ, người trẻ ngày nay không chỉ mơ ước về một công việc ổn định; có nhà cửa mà còn có những lý tưởng sống cao hơn là khám phá thế giới; đề cao sự trải nghiệm.

Đừng quá lạm dụng vào công nghệ

Công nghệ khiến giới trẻ rơi vào thế giới ảo,  quá tin tưởng và lệ thuộc vào nó. Khi bạn chỉ quan tâm thế giới ảo mà không quan tâm đến các mỗi quan hệ bạn bè xung quanh. Điều đó làm cho mỗi quan hệ của các bạn trở nên nhạt nhòa theo thời gian. Công nghệ là một trong những nguyên nhân gây nên rạn nứt các mối quan hệ.

Chỉ vì giới trẻ lạm dụng vào nhiều công nghệ mà dẫn đến nhiều hệ quả không tốt. Vì vậy, các bạn trẻ cần điều chỉnh bản thân theo một hướng đi dúng, trong thời đại phát triển khoa học – công nghệ này. Công nghệ giúp bạn rất nhiều trong việc tiếp nhận thông tin, mở mang kiến thực, làm việc hiệu quả. Nhưng đừng có lạm dụng công nghệ quá bởi nó như một “con dao hai lưỡi” vậy. Nó có thể giúp bạn, nhưng cũng có thể giết bạn bất cứ lúc nào.

Nguồn: Thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *