Những thói quen xấu trong việc giữ gìn và vệ sinh nhà cửa

825
Những thói quen xấu trong việc giữ gìn và vệ sinh nhà cửa

Đối với nhiều phụ nữ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc gia đình là niềm hạnh phúc nhất. Theo thống kê từ Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc (MOGEF), trung bình phụ nữ dành thời gian cho công việc nhà nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Vì vậy, đối với những người thích sạch sẽ, việc dọn nhà mỗi ngày là điều nên làm. Tuy nhiên, ngay cả những bà nội trợ “khéo tay” cũng mắc phải một số sai lầm trong vệ sinh nhà cửa. Nếu không được xử lý đúng cách, không những không hết bẩn mà còn có thể sinh bệnh.

Vì sao phải giữ vệ sinh nhà cửa

Nhà là nơi sinh sống, làm việc và nghỉ ngơi của mọi thành viên trong gia đình. Vì thế, nhà ở chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng có mùi khó chịu dễ gây ra các triệu chứng. Như nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, kém ăn…và dễ phát sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm. Như: thấp khớp, còi xương, suy dinh dưỡng, lao phổi, giun sán, hen suyễn…Một môi trường ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ đảm bảo sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.

Vì sao phải giữ vệ sinh nhà cửa

Đồng thời tổ ấm trắng sạch, có mùi hương dễ chịu không chỉ phá tan nơi trú ẩn của vi khuẩn gây bệnh. Mà còn mang lại cảm giác thư thái khi bạn nghỉ ngơi. Yêu cầu vệ sinh nhà ở: thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Đủ ánh sáng, nhà cửa, sân, vườn phải được thường xuyên quét dọn sạch sẽ. Đồ đạc phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Không để gia súc, gia cầm vào nhà. Vì vậy, cần xây dựng thói quen vệ sinh nhà ở mỗi ngày. Không chỉ trong nhà mà cả khu vực xung quanh.

Giữ vệ sinh nhà ở là việc làm hết sức cần thiết. Không chỉ làm giảm khả năng gây bệnh cho con người mà còn cho ta cảm giác thư thái, dễ chịu. Vật dụng, đồ dùng trong nhà thường xuyên lau chùi sạch sẽ. Tránh ruồi, chuột, bọ, gián và các loại côn trùng. Lau chùi nhà vệ sinh, phòng tắm cho sạch sẽ. Lọai bỏ các vết dầu mỡ ngay nhà bếp. Thường xuyên cọ rửa xoong chậu, các dụng cụ làm bếp.

Những sai lầm khi dọn nhà 

Theo các chuyên gia, bạn cần tránh tuyệt đối 5 việc sau kẻo phát sinh nhiều vấn đề ngoài ý muốn:

Dùng lực mạnh khi quét nhà

Cứ nhắc đến quét nhà thì ai cũng nghĩ đến việc dùng chổi quét. Đặc biệt là hầu như nhà nào cũng dùng bao đời nay. Tuy nhiên, quét bằng chổi có một nhược điểm “chí mạng”. Là làm bụi bẩn bay vào không khí và bám lại ở nội thất trong nhà nếu quét mạnh tay. Lâu ngày sẽ khiến đồ vật bị xước và ố màu. Chưa kể còn không loại bỏ được hết bụi bẩn. Khi quét nhà bằng chổi, chị em hãy làm thật nhẹ tay để tránh cho bụi bẩn bay tứ tung thêm ra nhà.

Dùng lực mạnh khi quét nhà

Vậy nên khi dùng chổi, hãy quét thật nhẹ để ngăn bụi không bay tứ tung. Và giữ cho chổi luôn sạch sẽ khi sử dụng xong. Nếu có điều kiện, bạn nên dùng máy hút bụi để thu gom toàn bộ chất bẩn trong nhà. Sau đó lau nhà bằng nước thật sạch là được. Cách này sẽ giúp chị em đỡ phải “động tay” quét dọn trong thời gian dài.

Đổ trực tiếp dầu mỡ xuống bồn rửa chén

Nhiều chị em khi rửa bát luôn có thói quen đổ hết chất thải xuống lỗ thoát của bồn. Nhất là các loại dầu mỡ trong thực phẩm. Dù tiện là thế nhưng ít ai biết rằng; dầu mỡ khi chảy đến phần lạnh của đường ống sẽ bị đọng lại. Tích tụ dần làm tắc nghẽn và gây mùi khó chịu. Đặc biệt trời mùa đông thì chúng còn bám lại nhanh hơn. Dầu mỡ sẽ làm tắc ống thoát nước nếu bạn đổ xuống liên tục. Chưa kể còn gây mùi hôi khó chịu cho gian bếp.

Nếu không muốn gọi thợ sửa thông cống và đường thoát nước thì chị em tuyệt đối không được đổ dầu mỡ xuống. Khi rửa bát hãy gạn hết những chất bẩn ra một chén riêng, sau đó cho hết vào bì và mang đi vứt. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng nước ấm rửa bát để tẩy sạch dầu mỡ hiệu quả hơn.

Không dùng găng tay khi lau chùi nhà vệ sinh

Hầu như ai lau chùi nhà vệ sinh cũng dùng các loại chất tẩy mạnh để đánh bay vết bẩn tốt hơn. Nhưng mang găng tay thì rất hiếm khi. Chính thói quen này là nguyên nhân khiến các hoạt chất trong thuốc tẩy rửa tiếp xúc với da. Gây kích ứng và thậm chí là bỏng hóa chất nặng nếu không xử lý kịp thời.

Không dùng găng tay khi lau chùi nhà vệ sinh

Bên cạnh đó, nhà vệ sinh còn là một môi trường đầy rẫy vi khuẩn và cực kỳ bẩn. Thế nên lúc lau dọn, bạn hãy đeo găng vào để bảo vệ tay khỏi bị nhiễm khuẩn. Lẫn những tác dụng phụ từ hóa chất tẩy rửa. Sau khi xong việc, nên mở cửa toilet cho thông thoáng. Và giặt găng tay thật sạch cho lần sử dụng sau.

Mở cửa sổ cả ngày lẫn đêm

Mở rèm cho ánh sáng và gió lưu thông trong nhà là điều nên làm nhưng không phải cứ mở liên tục là tốt, nhất là những nơi có nắng chiếu trực tiếp vào nhà. Cụ thể, mở cửa sổ cả ngày sẽ làm tia UV trong nắng “xâm nhập” gây ảnh hưởng đến da và khiến đồ nội thất trong nhà bị bạc màu đi rất nhiều. Nhất là còn làm bụi bay vào nhà nhiều hơn. Theo các nhà khoa học, mở cửa sổ là cách tốt nhất để nhờ ánh nắng tiêu diệt vi khuẩn nhưng cũng nên lưu ý vài điều quan trọng. Cụ thể, bạn chỉ nên mở khi trời thoáng mát và kém rèm lại vào những thời điểm nắng gắt trong ngày. Nếu nhà bạn ở những nơi nhiều bụi bẩn thì cũng nên hạn chế mở toang cả ngày.

Liên tục đóng kín máy giặt

Liên tục đóng kín máy giặt

Máy giặt là nơi luôn ẩm ướt và chứa nhiều cặn bẩn từ áo quần. Cho nên việc đóng kín nắp máy giặt liên tục sẽ khiến độ ẩm tăng lên, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi nhiều hơn. Nếu không khắc phục sớm, sức khỏe của bạn sẽ dễ bị ảnh hưởng và khiến áo quần có mùi hôi do nấm mốc trong lồng giặt. Vậy nên bạn hãy thường xuyên mở cửa lồng giặt để không khí có điều kiện lưu thông và loại bỏ mùi ẩm mốc khó chịu.

Hy vọng bài viết của batdongsanbienhoa đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về chăm sóc gia đình.

Nguồn: Cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *