Những nữ HLV trưởng tại giải bóng chuyền VĐQG PV GAS 2021
Hiện tại, xu hướng đào tạo bóng chuyền hiện đại với việc huấn luyện kỹ lưỡng; chiến thuật thi đấu. Bên cạnh đó, nội dung huấn luyện thể lực rất được các HLV chú trọng đề cao. Yếu tố về thể lực là một trong những điều quyết định giúp VĐV đạt được phong độ ở trạng thái hưng phấn nhất. Ngoài các HLV là nam; thì những năm gần đây nữ HLV trưởng nắm quyền chỉ đạo đội bóng đang dần dẫn xu thế. Từ rất lâu rồi bóng chuyền nữ vẫn là môn thể thao nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả và thực tế rất nhiều VĐV nữ sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu đã trở thành những HLV để tiếp tục đam mê.
Những HLV nữ tên tuổi của các đội bóng
Giải bóng chuyền VĐQG PV GAS 2021 tưởng như sẽ có 3/20 HLV là nữ nắm quyền chỉ đạo và đó thực sự là một kỷ lục của giải đấu nếu như Ninh Bình không thay tướng. Còn nhớ mùa giải 2020 có 2/20 HLV là nữ; đó chính là HLV Lê Thị Hiền của Than Quảng Ninh (vòng 1) và HLV Đào Thị La của Truyền hình Vĩnh Long. Trước đó, mùa giải 2019 cũng chứng kiến HLV Lê Thị Bình của Tiến Nông Thanh Hóa cùng vị thuyền trưởng của TH Vĩnh Long nắm quyền lực tối cao tại đội bóng. Trong nhiều năm qua, bóng chuyền Việt Nam chứng kiến nhiều vị nữ tướng tài năng không chỉ tại giải đội mạnh mà còn tại nhiều giải đấu cấp độ trẻ hay đang là thuyền phó tại đội 1.
Mùa giải 2021, khi đội bóng chuyền nữ Truyền hình Vĩnh Long được chuyển giao cho Ninh Bình; BLĐ đội đã mời HLV Đào Thị La ở lại. Bà vốn gốc Thái Bình lại gần gũi đội bóng trong nhiều năm nên thuận lợi về vị trí địa lý cũng như thấu hiểu VĐV của mình. Những ngày gần đây, khi đội bóng quyết tâm giành vị trí cao với nguồn lực sẵn có của mình; nên cựu HLV trưởng Thái Thanh Tùng đã được mời về ngồi lên chiếc ghế nóng tại CLB. HLV Đào Thị La lại có dịp tái ngộ người đồng nghiệp khi trở thành HLV phó đội bóng; tái hiện cặp bài trùng từng làm nên những thành công cho bóng chuyền nữ Thái Bình.
Tiềm năng khi những nữ HLV trưởng xuất thân từ ĐTQG
Mùa giải mới, bóng chuyền Việt Nam còn chứng kiến việc nữ HLV trưởng Lương Nguyễn Ngọc Hiền lên nắm quyền chỉ đạo thay HLV Nguyễn Quốc Vũ. Đây là động thái được xem là cải tổ đội bóng nữ giàu truyền thống bậc nhất miền Tây. VTV Bình Điền Long An sau một mùa giải đáng quên đã có sự thay đổi đáng kể. Trên băng ghế chỉ đạo; HLV đào tạo trẻ hàng đầu được ngồi ghế nóng; cựu phụ công đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Nguyễn Thị Ngọc Hoa sang nắm quyền đào tạo trẻ cùng với đó là những xáo trộn về các tuyến. Hy vọng với những sự thay đổi cần thiết; mùa giải 2021 sẽ trở thành một năm rất đáng xem của bóng chuyền Việt Nam.
Một HLV nữ khác cũng được NHM bóng chuyền cả nước chờ đợi chính là Hoa khôi bóng chuyền Phạm Kim Huệ. Từng giữ vai trò HLV phó trong nhiều năm; mùa giải 2021 khi HLV Nguyễn Tuấn Kiệt ra đi; cô gái xinh đẹp của bóng chuyền Việt Nam ngày nào ngồi vào vị trí thuyền trưởng. Nhận trách nhiệm nặng nề giữa một “đống đổ nát”; nhưng “Hoa khôi bóng chuyền” ngày nào vẫn quyết tâm cùng đội gây dựng và phát triển đội bóng bằng những gì còn lại. Năm nay, được đánh giá là năm khó khăn với Kim Huệ khi lần đầu ngồi ghế nóng; nhưng với bản lĩnh của mình từ những ngày còn thi đấu; cô gái xinh đẹp quyết tâm giữ vững truyền thống của 1 trong những đội bóng đã từng làm nên tên tuổi của mình.
Thách thức với các HLV nữ
Nhiệm vụ chính của HLV là đảm bảo sự phát triển của các em về các mặt thể thao; xã hội, tâm lý. Không thua gì các HLV nam; HLV nữ có kiến thức nền về huấn luyện vì đã từng thi đấu và làm việc với các cầu thủ. Trong các môn thể thao có bóng nói chung và môn bóng chuyền nói riêng thì phải cần đến nhiều tố chất khác. Cụ thể như kỹ thuật chuyền bóng cao tay; chắn bóng, phản xạ để đập bóng mạnh và nhanh; phát bóng, đệm bước 1, chuyền bóng và phòng thủ trong suốt thời gian của trận đấu thì phải cần sức mạnh bền tốc độ. Do đó bóng chuyền là một môn thể thao yêu cầu tất cả tố chất trong vận động. Vì vậy, đó cũng là một thách thức lớn đối với các HLV nữ.
Nguồn: webthethao.vn