Những điều cần biết về hội chứng gây căng cơ

360
Những điều cần biết về hội chứng gây căng cơ

Hội chứng gây căng cơ hay còn gọi là hội chứng tennis elbow, viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay. Đây là tình trạng chấn thương ở khuỷu tay và cổ tay hoạt động quá mức gây căng cơ.

Đối với hội chứng gây căng cơ được các chuyên gia đánh giá là tình trạng các cơ bắp khi bị kéo giãn quá mức thậm chí có thể bị rách cơ. Tình trạng này do quá trình hoạt động các cơ bị lạm dụng quá mức hoặc sử dụng cơ bắp không đúng. Các cơ hoạt động quá mức thường gây ra những chấn thương chủ yếu ở cơ lưng dưới, cổ, gân kheo. Khi một người bị tổn thương cơ bắp, khi đó cơ và dây chằng bị thương hoặc bị rách một phần hoặc toàn bộ. Các mạch máu khi đó bị ảnh hưởng, dẫn đến bị tím một phần hoặc cục bộ gây đau tại chỗ bị thương.

Nguyên nhân của bệnh

Nguyên nhân gây ra viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay là do sự co cơ lặp đi lặp lại của các nhóm cơ duỗi cổ tay, duỗi ngón tay. Các chuyển động lặp đi lặp lại và căng cơ có thể dẫn đến các vết rách nhỏ ở các gân cơ và gây viêm. Hội chứng tennis elbow có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi; tuy nhiên phổ biến nhất là độ tuổi từ 30 đến 50. Tỷ lệ mắc bệnh phổ biến ở những người có công việc liên quan đến chuyển động lặp đi lặp lại của cổ tay và cánh tay.

Những trường hợp căng cơ ít nghiêm trọng thường kéo cơ ra khỏi quỹ đạo bình thường. Các trường hợp nghiêm trọng hơn thường xé sợi cơ và thậm chí có thể gây ra rách cơ hoàn toàn. Thông thường, căng cơ bắp chân xuất hiện sự rách nhỏ ở một số sợi cơ, nhưng phần lớn các mô cơ vẫn còn nguyên vẹn.

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Bình Minh, Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM Cơ sở 3, cho biết “tennis elbow” là “khuỷu tay của người chơi tennis”, song thực tế không chỉ vận động viên tennis mới gặp phải tình trạng này. Những người làm công việc như thợ ống nước, thợ sơn; thợ mộc, người bán thịt, đầu bếp, nhân viên văn phòng… đều có thể mắc hội chứng tennis elbow.

Biểu hiện của bệnh

Nguyên nhân của bệnh

Người bệnh sẽ có biểu hiện đau vùng khuỷu tay, chủ yếu mặt ngoài khuỷu tay, có thể lan xuống cẳng tay và cổ tay. Khuỷu có thể sưng, đỏ hoặc không. “Bệnh nhân sẽ có cảm nhận đau nhiều hơn khi nắm chặt một vật, hoặc nâng một vật lên; xoay tay nắm cửa, vắt khăn, mở nắp chai nước, nâng cao tay hoặc duỗi cổ tay”, bác sĩ Bình Minh cho biết.

Hội chứng tennis elbow được chẩn đoán khá dễ dàng qua thăm khám lâm sàng. Bác sĩ có thể tạo áp lực lên vùng khuỷu hoặc yêu cầu người bệnh duỗi cổ tay, duỗi các ngón tay. Ngoài ra, người bệnh sẽ được chẩn đoán xác định qua hình ảnh trên siêu âm mô mềm. Nếu được điều trị sớm bệnh khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng.

Điều trị bệnh

Điều trị bệnh

Để điều trị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay; bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh các hoạt động như duỗi cổ tay, nâng vật nặng. Sử dụng băng thun quấn cố định vùng khuỷu; thuốc chống viêm giảm đau, tập vật lý trị liệu. Nếu bệnh nhân dùng thuốc nhưng không giảm đau sau 6-12 tháng, có thể được chỉ định phẫu thuật.

Theo bác sĩ Minh, các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền cũng rất hiệu quả đối với hội chứng tennis elbow. Như dùng các bài thuốc có tác dụng hành khí hoạt huyết; châm cứu, điện châm, laser châm cấy chỉ, bó thuốc, xoa bóp bấm huyệt.

Ưu điểm của các phương pháp y học cổ truyền kể trên là hiệu quả giảm đau rõ rệt ngay sau 1 lần điều trị, và không có tác dụng phụ. Trong một số trường hợp, nếu bác sĩ nghi ngờ các nguyên nhân khác, họ có thể đề nghị chụp X-quang hoặc đo điện cơ.

Phòng ngừa bệnh Căng cơ quá mức

Phòng ngừa bệnh Căng cơ quá mức

Chế độ sinh hoạt tốt có thể giúp ngăn ngừa diễn tiến của căng cơ:

-Đừng ngồi yên một chỗ quá lâu: hãy thường xuyên đi lại; nghỉ giải lao và nên thay đổi tư thế; nên dùng loại ghế thích hợp cho công việc hoặc phù hợp với tư thế ngồi của lưng; có thể kê thêm gối phía sau để dựa cho thoải mái. Và hãy ngồi ở tư thế sao cho đầu gối ngang bằng với mức hông.

-Nâng vật nặng một cách cẩn thận: hãy giữ lưng thẳng, co đầu gối và từ từ nâng chân. Giữ vật nặng sát cơ thể và không được vừa nâng vừa xoay hay ném vật nặng cùng một lúc.

-Hãy lưu ý những nơi hay vị trí dễ gây té ngã ví dụ như cầu thang; bề mặt trơn trợt và nên giữ sàn nhà được gọn gàng, sạch sẽ.

-Tránh tăng cân hay béo phì.

-Mang giày thích hợp.

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cơ được săn chắc và khỏe; nhưng quan trọng hơn hết là cần tập đúng cách và đúng kỹ thuật để tránh bị căng giãn cơ quá mức. Luôn luôn khởi động cơ thể trước khi bước vào tập luyện thể lực. Tương tự, sau khi tập xong cũng nên thư giãn cơ; hoạt động nhẹ để ngăn ngừa cứng cơ. Nếu mới bắt đầu tập thể dục thì hãy bắt đầu chậm và từ từ nâng dần mức độ tập. Việc hiểu được giới hạn của cơ thể là rất quan trọng. Nếu có vật hay việc gì cảm thấy quá sức với cơ thể thì hãy dừng lại ngay lập tức.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *