Nhồi máu cơ tim dễ gặp đối với người cao tuổi khi trời lạnh

622
Nhồi máu cơ tim dễ gặp đối với người cao tuổi khi trời lạnh

Bệnh nhồi máu cơ tim thường xảy ra đối với những người thiếu máu cơ tim, người bệnh mạch vành, rung nhĩ, người thay van tim…

Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhồi máu cơ tim là tình trạng máu nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột. Khi mạch máu bị tắc nghẽn, các tế bào trong tim không được nuôi dưỡng dễ dẫn tới bị hoại tử và chết đi. Người bệnh nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng nhanh chóng. Khi đó, bệnh nhân có được cấp cứu sớm hay không mà người bệnh có thể sống sót với những di chứng hay những vết sẹo trong tim hoặc tử vong.

Tình trạng bệnh

Tình trạng bệnh

Mỗi năm, có khoảng hơn 1 triệu người Mỹ bị nhồi máu cơ tim. Không chỉ đe dọa tính mạng, sau khi mắc bệnh, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều di chứng nặng nề như suy tim hay rối loạn nhịp tim…

Người đàn ông 65 tuổi, ở quận Bình Tân, cuối tuần trước đang đi mua cà phê sáng thì đột ngột lên cơn đau thắt ngực trái, ngất xỉu. Người đi đường đỡ dậy, ông tỉnh, nhận biết xung quanh nhưng đau ngực trái dữ dội như bị bóp nghẹt; lan từ ngực trái sang giữa xương ức. Các cơn đau kéo dài và tăng dần, khó thở, vã mồ hôi, nghỉ ngơi không giảm nên người nhà đến đi cấp cứu. Ông bị tăng huyết áp đã lâu, hút thuốc lá nhiều.

Một ngày sau, người đàn ông khác, 64 tuổi; ở quận 6, đột ngột lên cơn đau thắt ngực trái kèm khó thở dữ dội khi đang ngủ, phải ngồi dậy để thở. Ông có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2; rối loạn lipid máu và cũng hút thuốc rất nhiều.

“Lúc nhập viện cả hai bệnh nhân đều đau ngực dữ dội, vã mồ hôi, huyết áp và nhịp tim rất thấp; tính mạng bị đe dọa”, bác sĩ Hồ Dũng Tiến, Trưởng Khoa Tim mạch 1, Bệnh viện Nguyễn Trãi, chia sẻ. Các bác sĩ chẩn đoán cả hai bị nhồi máu cơ tim cấp, tắc nghẽn động mạch vành. Hai bệnh nhân được thông tim can thiệp đặt stent tái thông động mạch vành tắc nghẽn; giúp hết đau ngực, mạch, huyết áp ổn định. “Cả hai được cứu sống nhờ kịp thời can thiệp mạch vành”, bác sĩ Tiến phân tích.

Thay đổi nhiệt độ

Thay đổi nhiệt độ

Nhiệt độ TP HCM nửa tháng nay thường giảm xuống 19-21 độ vào lúc sáng sớm; thời tiết lạnh được cho là yếu tố nguy cơ khiến người lớn tuổi dễ bị nhồi máu cơ tim do các mạch máu co lại. Nghiên cứu cho thấy mùa lạnh huyết áp thường tăng cao hơn mùa hè khoảng 5 mmHg, làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, đột quỵ.

Theo bác sĩ Dũng Tiến, bệnh nhân có bệnh mạch vành; nhu cầu oxy cho cơ tim tăng cao vào mùa lạnh. Khi ấy, cơ thể tăng số lượng hồng cầu, tiểu cầu, độ nhớt của máu; nguy cơ xuất hiện các bệnh mạch vành như đau ngực, nhồi máu cơ tim cấp và bệnh tai biến mạch máu não.

Bác sĩ khuyến cáo người dân, nhất là người cao tuổi; khi thời tiết chuyển lạnh cần giữ ấm đầy đủ. Hạn chế ra ngoài khi nhiệt độ quá thấp. Những người có sẵn bệnh lý tim mạch cần tuân thủ phác đồ đang điều trị. Khi có dấu hiệu chóng mặt đột ngột, khó thở, đau nhói khó chịu vùng xương ức, đổ mồ hôi lạnh; nhịp tim bất thường, cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người dễ mắc bệnh

Nam giới trên 45 và nữ giới trên 50 là những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn. Những người trước đó đã có nhồi máu cơ tim thì rất dễ bị lại nhồi máu cơ tim lần tới. Những người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi.

Những bệnh nhân có đái tháo đường. Những bệnh nhân này có nguy cơ nhồi máu cơ tim tương tự như bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim. Những người có các yếu tố nguy cơ cao như những bệnh nhân rối loạn mỡ máu; huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực là những người dễ bị nhồi máu cơ tim.

Những câu hỏi thăm khám

Khi đến bệnh viện, các thầy thuốc sẽ thường hỏi các câu hỏi sau cho bạn:

-Bạn đau ngực khi nào?

-Bạn đang làm gì khi đau ngực?

-Cơn đau ngực ngay lập tức hay tăng dần dần lên?

-Các triệu chứng đi kèm đau ngực như buồn nôn, toát mồ hôi hay khó thở?

-Các xét nghiệm bạn sẽ được làm nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim

-Điện tâm đồ: điện tâm đồ có thể giúp phát hiện được có nhồi máu hay không; có thể xác định vùng tổn thương, nhịp tim bất thường.

-Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu giúp cho chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim. Một số xét nghiệm máu giúp cho tiên lượng được nhồi máu cơ tim.

-Chụp động mạch vành: chụp động mạch vành giúp chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim hay không. Nó cũng giúp cho can thiệp động mạch vành bằng cách đặt stent vào chỗ tắc động mạch vành.

Phòng ngừa

Phòng ngừa

Hiện nay, các phương pháp tim mạch can thiệp có thể giúp mở thông lại động mạch vành giúp lập lại dòng máu; cứu sống bệnh nhân. Các phương pháp tim mạch can thiệp này có thể giúp cho bệnh nhân giảm triệu chứng; làm bệnh nhẹ đi, dự phòng hoặc giảm tối đa tổn thương cơ tim. Khi nhồi máu cơ tim, việc tiến hành các phương pháp can thiệp nhanh nhất có thể sẽ giúp cơ hội cho người bệnh cải thiện được nhiều nhất tiên lượng bệnh nhân.

Phương pháp này có hiệu quả nhất nếu chúng ta làm trong giờ đầu tiên sau khi có nhồi máu; ít hơn 6 tiếng sau nhồi máu sẽ thu hiệu quả nhiều hơn. Chậm trễ hơn mỗi giờ sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong cho người bệnh. Vì vậy, cần đến bệnh viện có trung tâm can thiệp sớm nhất có thể.

Nguồn: Vnexpress.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *