Người đàn ông Ấn Độ trồng 10 ngàn cây xanh trong suốt 15 năm

389
Người đàn ông dành 15 năm trồng cây xanh

Toàn thế giới đang phải gánh chịu hậu quả vô cùng nặng nề của việc phá hoại môi trường. Ô nhiễm đất, nước, không khí, tầng ozon bị hủy hoại, tốc độ phát triển, quá trình công nghiệp hóa của các quốc gia diễn ra quá nhanh càng khiến cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng và không thể kịp thời tái tạo. Ngoài những phương án giảm thiếu lượng khí thải, chất thải, hạn chế sử dụng những chất gây hại đến môi trường thì phương án xanh hóa, trồng cây gây rừng vẫn luôn là biện pháp tích cực nhằm đến mục đích cứu chữa và phục hồi sự sống cho thiên nhiên.

Và một người đàn ông ở Ấn Độ; người được mọi người xung quanh yêu mến và kính phục đã dành suốt 15 năm của cuộc đời mình để trồng 10 ngàn cây xanh, góp một phần công sức vào công cuộc tuyên truyền và bảo vệ môi trường đến cộng đồng. Cùng BatDongSanBienHoa đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về người đàn ông này nhé.

Hành động “điên rồ” của một người đàn ông Ấn Độ

Trong suốt 15 năm qua; một người đàn ông sống ở bang Bihar của Ấn Độ đã một mình trồng hơn 10.000 cái cây; biến vùng đất cằn cỗi ở đây thành một vườn cây ăn quả sum xuê. Việc này không chỉ mang đến sự cải thiện rõ rệt đối với môi trường sinh thái mà còn giúp ông gặt hái được nhiều lợi ích về kinh tế; cũng như nhận được sự kính trọng của người dân ở đây.

Ông Satyendra Gautam Manjhi đã bắt đầu trồng cây trên vùng đất hoang ở một hòn đảo nhỏ thuộc khu vực sông Phalgu từ 15 năm trước; đến nay ông đã trồng được hơn 10.000 cái cây mà trong đó phần lớn là cây ổi; biến mảnh đất này thành một vườn cây ăn quả.

Trồng 10 ngàn cây xanh không phải là điều dễ dàng

Cảm hứng để thực hiện kế hoạch trồng cây xanh suốt 15 năm

Ông Manjhi nói với tờ Asian News International rằng sở dĩ ông dành tâm huyết cho việc trồng cây là vì được truyền cảm hứng từ một người khác có tên Dashrath Manjhi cũng sống ở bang Bihar.

Người này đã dành 22 năm để đào một con đường núi; dài 110 mét và rộng đến 9 mét; ở gần nhà mình chỉ bằng những dụng cụ hết sức thô sơ nhằm tạo điều kiện cho mọi người di chuyển qua lại giữa vùng núi và thị trấn. Nhờ việc này mà ông Dashrath được vinh danh là “Ngu Công của Ấn Độ” và câu chuyện về ông cũng đã được dựng thành phim điện ảnh.

Những cố gắng để xanh hóa nơi cằn cỗi

Ông Manjhi cho biết ông Dashrath đã bảo ông hãy trồng cây ăn quả trên mảnh đất cằn cỗi này. Khi đó khu vực này chỉ có đất cát; ngay cả nước dùng để tưới tiêu cũng phải mạng từ nhà đến.

Ông Manjhi nói rằng ban đầu các loài động vật đã phá hoại cây trồng của ông; thế nên ông đã mang các bụi cây có gai từ trong rừng đến đây để làm hàng rào nhằm bảo vệ cây trồng.

Sau nhiều năm nỗ lực; ông Manjhi đã biến vùng đất hoang này thành một ốc đảo tươi xanh đầy cây ăn quả. Thành tựu này đã giúp ông nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ người dân địa phương cũng như sự công nhận của chính quyền. Bên cạnh đó; ông cũng kiếm được tiền nhờ thu hoạch và bán các loại trái cây trồng được như ổi.

Đa số là cây ăn quả

Lời kêu gọi của người đàn ông đến cộng đồng

Ông Manjhi tốt nghiệp thạc sĩ ở Đại học Magadh và từng là thành viên của Ủy ban Bảo vệ Trẻ em. Hiện nay ông là thành viên của Hội đồng trường Đại học Magadh; nhưng ông vẫn kiên trì với việc chăm sóc vườn cây ăn quả của mình.

Ông chia sẻt: “Tôi kêu gọi người dân ở đất nước này hãy bắt đầu trồng cây.”

Ở bang Uttarakhan của Ấn Độ có một người đàn ông tên là Vishweshwar Dutt Saklani cũng rất tâm huyết trong việc trồng cây. Ông đã qua đời vào năm 2019, hưởng thọ 96 tuổi. Sinh thời ông từng trồng được hơn 5 triệu cái cây và được gọi là “Người Cây”.

Mong là viết trên cũng góp một phần nhỏ vào công cuộc tuyên truyền; ủng hộ những hành động bảo vệ môi trường đến mọi người. Chúng ta cần phải hành động ngay từ bây giờ để giữ lấy cuộc sống của chính bản thân mình và tương lai của thế hệ mai sau.

Nguồn: trithucvn.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *