Ngành điều đang gặp phải khó khăn về mọi mặt

1,015
hạt điều

Hạt điều xuất khẩu của Việt Nam bị giảm hơn 50%. Đây là tình trạng cho thấy sự suy giảm nghiêm trọng về xuất khẩu điều. Nguyên nhân chủ yếu của điều này là bởi ảnh hưởng của dịch Covid. Ngoài ra thì việc xuất khẩu bị xấu đi khiến cho giá điều trong nước giảm mạnh. Nếu như đầu tháng 3 giá điều là gần 30,000 vnđ/kg, thì giờ đây chỉ còn 20,000 vnđ/kg mà thôi. Bởi điều này mà kinh tế thị trường đã bị ảnh hưởng lớn. Đặc biệt đối với những địa phương trồng điều thì có thể nói đây là thảm họa. Vậy cần phải làm gì để khắc phục tình trạng?

Hạt điều là gì?

giá điều đang giảm

Về mặt sinh học, hạt điều là nhân quả của cây điều. Tên tiếng Anh là Cashew. Tên khoa học là Anacardium occidentale L. (thuộc họ Xoài). Theo các nhà nghiên cứu, điều có nguồn gốc ban đầu từ Đông Bắc Brasil. Nó bắt đầu du nhập về Châu Á, Châu Phi từ những năm 1560 – 1565. Hạt điều còn gọi là Đào lộn hột. Đây là một loại cây công nghiệp lâu năm, được trồng tại các vùng khí hậu nhiệt đới. Với mục đích lấy nhân điều phục vụ cho ngành thực phẩm. Hoặc là để chế biến các phụ phẩm như dầu chiết xuất từ vỏ lụa.

Vì giá trị kinh tế cao và ứng dụng tốt trong nhiều ngành trọng điểm, cây điều nhanh chóng được nhân giống và trồng phổ biến tại các vùng nhiệt đới. Diển hình như Ấn Độ, Nigeria, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Pakistan và Việt Nam (du nhập từ năm 1980). Theo Hiệp Hội Điều Việt Nam VINACAS, số liệu năm 2017 cho thấy nước ta là nguồn cung điều nhân xuất khẩu hàng đầu thế giới. Cụ thể là chúng ta chiếm 60% sản lượng toàn cầu. Việt Nam cũng được mệnh danh là Thủ Phủ Điều. Nguyên nhân là nhờ vùng nguyên liệu dồi dào tại các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ – nơi có khí hậu và phổ nhưỡng phù hợp.

Tình trạng khó khăn

Xuất khẩu hạt điều chậm lại, giá điều trong nước giảm dù mất mùa. Vụ thu hoạch điều mới bắt đầu song ở tỉnh Bình Phước, thủ phủ điều của cả nước, giá thu mua điều tươi thấp hơn so với niên vụ 2020 sau khi đã liên tục giảm. Đầu tháng 3, giá thu mua hạt điều tươi là 28.000-29.000 đồng/kg. Nhưng đến cuối tháng giảm còn hơn 20.000 đồng/kg. Nguyên nhân do mưa ảnh hưởng tới việc thu mua và sơ chế điều.

Nghịch lý là giá điều trong nước giảm trong khi sản lượng cũng thấp và xuất khẩu tháng đầu năm tăng. Thời tiết năm nay thất thường nên hoa điều đợt đầu ra muộn. Đợt ra hoa thứ 2 gặp đúng dịp thời tiết nắng nóng gay gắt rồi đến mưa nhiều. Nên hầu hết tỷ lệ đậu trái trên cây thấp so với mọi năm. Hiện tại, nhiều diện tích điều cũng đang trong giai đoạn ra bông đợt ba. Nhưng với thời tiết bất thường, việc ra hoa, đậu trái dự kiến sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.

xuất khẩu điều

Ảnh hưởng bởi dịch bệnh

Trong khi đó, xuất khẩu hạt điều có dấu hiệu chững lại do đại dịch Covid-19. Tình hình vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường trên toàn thế giới. Đặc biệt là tại các thị trường chính, báo hiệu một năm nhiều khó khăn của ngành điều Việt Nam. Sau tháng 1 tăng, xuất khẩu trong tháng 2 đã quay đầu giảm. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2021, xuất khẩu hạt điều giảm mạnh so với tháng 1/2021. Chỉ đạt 21.983 tấn, tương đương 127,55 triệu USD. Giảm 52% cả về lượng và kim ngạch. Giá điều xuất khẩu trong tháng 2 cũng giảm 1,7% xuống 5.802 USD/tấn.

Mặc dù vậy, xuất khẩu tốt trong tháng 1 đã kéo tổng xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm nay lên 67.185 tấn. Kim ngạch đạt 394,19 triệu USD, giá trung bình 5.867 USD/tấn. Đã tăng 32,6% về lượng và tăng 10,4 % kim ngạch. Thế nhưng giảm 16,7% về giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường Mỹ tiếp tục đứng đầu về xuất khẩu điều của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay. Trong đó có 26,8% tổng khối lượng lượng và 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước. Vị trí thứ 2 vẫn thuộc về Liên minh Châu Âu với 23% trong tổng lượng và 19,8% tổng kim ngạch. Còn vị trí thứ 3 thuộc về Trung Quốc với 13,6% trong tổng lượng và chiếm 16,8% trị giá.

Tình trạng xuất khẩu

Xuất khẩu hạt điều đi Mỹ trong 2 tháng đầu năm nay đạt 17.999 tấn> Tương đương 99,07 triệu USD, giá 5.504 USD/tấn. Tăng 0,4% về lượng nhưng kim ngạch giảm 21,9%. Đồng thời giá giảm 21,5% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu 2 tháng đầu năm nay đạt 15.489 tấn. Tương đương 77,98 triệu USD, giá 5.034,4 USD/tấn. Chỉ số tăng 15,7% về lượng, nhưng giảm 18,8% về kim ngạch. Đồng thời giảm 29,8% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

Thị trường Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 3. Nhưng với lượng xuất khẩu tăng mạnh đã kéo tổng xuất khẩu tăng trong 2 tháng qua. Theo đó, 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc đạt 9.138 tấn. Tương đương 66,34 triệu USD, giá 7.260 USD/tấn. Chỉ số tăng rất mạnh 213% về lượng và tăng 206% kim ngạch. Thế nhưng giảm 2,2% về giá so với cùng kỳ năm 2020. Các doanh nghiệp sau khi thực hiện hết các đơn hàng trong quý I hiện đang tìm kiếm đơn hàng mới trong bối cảnh thị trường trầm lắng. Nhiều khách hàng đã có lượng tồn kho ở các nuớc nên không có nhu cầu mua giao gần. Các đơn hàng giao xa cũng được chốt ít.

Việt Nam xuất khẩu điều

Giá trị ngành vẫn thấp

Tại Hội nghị Điều Quốc tế Việt Nam lần thứ 12 diễn ra vào tháng 3 vừa qua, các chuyên gia cho biết, trong chuỗi giá trị hạt điều toàn cầu, Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu điều nhân sơ chế giá trị thấp, khoảng 10 USD/kg, trong khi nhân điều thành phẩm đến tay người tiêu dùng ở các nước khoảng 30 USD/kg. Như vậy, Việt Nam chỉ chiếm khoảng 30% chuỗi giá trị ngành điều. Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam cũng còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, ngành chế biến điều nhân xuất khẩu của nước ta chịu sức ép rất lớn từ chính sách hỗ trợ người trồng điều, hạn chế xuất khẩu điều thô của các quốc gia châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania…

Trong khi ấy, các thị trường tiêu thụ nhân điều lớn trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc cũng đang áp dụng các chính sách hạn chế sản lượng điều nhân nhập khẩu từ Việt Nam. Lợi thế lớn nhất của ngành điều Việt Nam chính là công nghệ chế biến tiên tiến nhất thế giới do người Việt sản xuất. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ. Để khắc phục những khó khăn, thách thức trên, ngành điều cần có chiến lược bài bản làm tăng giá trị hạt điều, chuyển từ sơ chế nhân điều và xuất khẩu bán thành phẩm sang thành phẩm chế biến tinh, đi trực tiếp vào siêu thị.

Phương hướng khắc phục

Để góp phần cho ngành điều tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua thách thức, khó khăn, Hiệp hội Điều Việt Nam đang xúc tiến xây dựng để kiến nghị với Chính phủ “Chiến lược phát triển ngành điều Việt Nam trong tình hình mới”. Trong đó, đề xuất những cơ chế, chính sách triển khai mạnh chế biến sâu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường thế giới và giành vị trí xứng đáng trong chuỗi giá trị điều toàn cầu.

Nguồn: Cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *