Điều gì đã khiến các ông chủ chuyển từ đầu tư bóng đá sang bóng chuyền?

421
Các ông chủ chuyển sang đầu tư bóng chuyền

Từ việc tập đoàn FLC của tỉ phú Trịnh Văn Quyết đã tài trợ cho bóng chuyền VĐQG vào năm 2021 và ông cũng đã tài trợ cho các đội bóng chuyền nữ khác; người ta nhận thấy rằng có rất nhiều ông chủ đã từ bỏ bóng đã để chuyển sang tài trợ cho bóng chuyền. Trường họp của đội bóng đá Hòa Phát Hà Nội là một ví dụ; dựa vào nòng cốt của 2 đội bóng là câu lạc bộ bóng đá LG-ACB và câu lạc bộ bóng đá hàng không Việt Nam (Tiền thân trước đây là Công an Hà Nội). Đội bóng này được thành lập năm 2003; và rồi sau đó họ không còn nhận được sự quan tâm nữa.

Hòa Phát chuyển sang đầu tư bóng chuyền Hưng Yên

Trong quá trình tồn tại của mình họ cũng kịp lên ngôi vô địch năm 2006 và 2 lần về nhì vào các năm 2004 và 2009. Đến 9/2011, CLB Hòa Phát Hà Nội bị giải thể và biến mất trên bản đồ bóng đá Việt Nam. Sau nhiều năm thi đấu tại giải bóng chuyền hạng A toàn quốc; Hưng Yên bỗng nhiên như “vớ được vàng” khi “nên duyên” cùng tập đoàn Hòa Phát. Mùa giải 2014 đánh dấu bước ngoặt của đội khi vừa có nhà tài trợ mới và lên hạng ngay sau đó với nguồn ngân sách 2,5 tỷ đồng/năm.

Bóng chuyền lành hơn bóng đá

Mang về đội bóng những tân binh chất lượng như Vũ Mai Ka (Katya Martynova – chủ công số 1 của đội bóng Vietsov Petro) hay Phạm Thị Hồng Nhung (BTL Thông tin – LienVietPostBank); Phan Thị Mỹ Hoa, Trịnh Thị Huyền (Hà Nội)… đội bóng của HLV Trần Minh Khang được đánh giá có chất lượng và có thể tiến xa.

Hòa Phát Hưng Yên tưởng như đã có một tương lai tươi sáng phía trước với bầu sữa khổng lồ của tập đoàn Hòa Phát sau lời hứa đại loại sau hai năm tài trợ, nếu đội bóng trụ hạng năm 2015; họ sẽ tiếp tục ở lại để đồng hành. Tuy vậy, mọi thứ cũng không được như lòng người mong muốn. Đầu năm 2016 những vướng mắc của Sở Văn hóa Thể thao du lịch Hưng Yên với Tập đoàn Hòa Phát khiến mối lương duyên chấm dứt.

FLC cũng chuyển sang giải bóng chuyền quốc gia

Cũng như Hòa Phát, ngày 5 /6/2015, Tập đoàn FLC đã chính thức tiếp nhận Câu lạc bộ Bóng đá Thanh Hóa từ Công ty Cổ phần Bóng đá Thanh Hóa. Kể từ thời điểm này bản đồ bóng đá Việt Nam xuất hiện CLB bóng đá FLC Thanh Hóa; và họ cũng từng giành rất nhiều sự quan tâm nhưng chỉ với 1 lần về “nhì mà như nhất”.

Sau 3 năm gắn bó đến tháng 11/2018, chủ tịch Trịnh Văn Quyết của tập đoàn FLC tuyên bố bỏ bóng đá Thanh Hóa. Trả câu lạc bộ bóng đá FLC Thanh Hóa về cho xứ Thanh. Mối lương duyên ngắn ngủi cũng đủ mang đi đến hơn 300 tỷ của vị đại gia gốc Vĩnh Phúc.

Đầu năm 2020 những thông tin rùm beng về hợp đồng tài trợ cho đội bóng quê nhà của vị chủ tịch FLC; một lần nữa lại khiến làng bóng chuyền xôn xao. Mục tiêu lên hạng tại mùa giải 2022 được xác định; và với màn ra mắt hoành tráng bằng trận giao hữu với Ngân hàng Công thương cũng đủ mang về danh tiếng cho tập đoàn FLC.

Tiếp ngay sau đó, tập đoàn kinh tế hùng mạnh tìm đến với CLB bóng chuyền nữ quân đội giàu truyền thống bậc nhất Việt Nam và biến họ trở thanh BTL Thông tin – FLC. Chưa dừng lại ở đó, ngày 31/3 vừa qua FLC tài trợ cho giải bóng chuyền VĐQG; và giải đấu được mang tên “Giải bóng chuyền VĐQG Cúp Bamboo Airways năm 2021”.

Lý do FLC đến với bóng chuyền

Trong buổi lễ ký kết, vị chủ tịch Trịnh Văn Quyết có phát biểu “Tôi bỏ bóng đá vì tôi cũng không có nhiều đội bóng để vô địch. Tôi bỏ bóng đá vì lý do nữa là quản lý VĐV (cầu thủ) rất khó và sau cuộc nói chuyện với anh Thành (Lê Văn Thành). Tôi chuyển hướng làm bóng chuyền vì theo như tôi được biết các VĐV bóng chuyền “lành” hơn”. Chính vì câu nói “Tôi bỏ bóng đá vì tôi cũng không có nhiều đội bóng để vô địch”; khiến nhiều người hâm mộ nghĩ sang một chiều hướng khác; bởi rất có thể năm 2022 ông cũng có tới 2 đội bóng cùng thi đấu tại giải VĐQG.

Ông Quyết từng gắn bó với bóng đá Thanh Hóa

Mặc dù vậy nhưng với sự tài trợ của họ; giải bóng chuyền VĐQG cũng được nâng tầm và thiết thực nhất là các đội bóng đạt thứ hạng cao đỡ phải mủi lòng mỗi khi bước lên bục nhận huy chương. Hy vọng mối lương duyên mới của năm 2021 sẽ khác với mối tình năm xưa được hình thành trên xứ nhãn – Hưng Yên.

Quá nhiều thứ phức tạp

“Mỗi năm, chúng tôi thực chi cho đội bóng Thanh Hoá 105 tỉ đồng. Tỉnh chi trên dưới 30 tỉ đồng, tuỳ theo mức độ của giải đấu; nhưng tài trợ này phải ghi vào tài trợ đào tạo bóng đá trẻ chứ ngân sách không được tài trợ bóng đá chuyên nghiệp.

Khi tiếp quản bóng đá Thanh Hoá; đội còn nợ lương cả chị lao công cắt cỏ với mức 1,5 triệu/tháng. Người cắt cỏ là khổ nhất rồi mà nợ lương mấy tháng. Chúng tôi vào và đã trả tất cả. Sau đó chúng tôi đầu tư, mời các cầu thủ tốt. Cầu thủ từ ngoại binh đến nội binh; ai mà mua được thì chúng tôi mua hết”.

Ông Trịnh Văn Quyết không nói cụ thể nguyên nhân chia tay bóng đá Thanh Hoá; tuy nhiên sự phức tạp của môi trường bóng đá chính là vấn đề. Ông nói: “Sau 4 năm chung tình với đội bóng Thanh Hoá. Chúng tôi thấy chưa có duyên gắn bó thêm. Không phải vì nguồn kinh phí tài trợ mà vì rất phức tạp. Bóng đá rất phức tạp.

Chúng tôi làm quen với chính ngạch chuyên nghiệp rồi; nhìn chung là phức tạp trên mọi phương diện nên chúng tôi xin rút. Ở đây không phải do thiếu kinh phí hay bất ký lý do gì. Chúng tôi không theo đuổi làm bóng đá mà chỉ tài trợ cho bóng đá; và đóng góp góp bằng cách tài trợ vận chuyển cho các đội bóng, tài trợ cho Cúp Quốc gia”.

Nguồn: Webthethao.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *