Danh sách những cổ phiếu rớt đáy liên tục trên thị trường chứng khoán

856
Danh sách những cổ phiếu rớt đáy liên tục trên thị trường chứng khoán

Thị trường cổ phiếu đang ghi nhận những diễn biến trái chiều. Trong khi VN-Index liên tục đạt đỉnh mới, sắc xanh phủ toàn thị trường thì lại có những cổ phiếu liên tục rớt đáy. Đáng chú ý đó là những mã cổ phiếu được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt khi mới ra mắt. Phải kể đến đó là mã cổ phiếu SDV của thương mại Vũ Đăng. Hiện, mã cổ phiếu này đang chạm đáy giá sàn cực thấp. Nguyên nhân do lợi nhuận của công ty chỉ đạt gần 40% so với dự kiến.

Ngoài ra, mã cổ phiếu YEG cũng gây bất ngờ. Bởi, trước đây cổ phiếu YEG từng chạm đỉnh giao dịch với mức giá 343.000 đồng/cp. Thế nhưng, hiện tại ở phiên giao dịch gần nhất, cổ phiếu YEG chỉ đạt 35.500 đồng/cp. Mức giá thấp hơn gần 10 lần so với khi đạt đỉnh. Tiếp đến, cổ phiếu TTA  cũng đang ở đáy chỉ với 14.050 đồng/cp.

VN-Index bứt phá và vượt cả đỉnh lịch sử

VN-Index bứt phá và vượt cả đỉnh lịch sử

Sau nhiều lần kiểm tra ngưỡng 1.200 điểm bất thành, ngày 1/4, VN-Index bứt phá và vượt cả đỉnh lịch sử ngày 9/4/2018 (1.204,33 điểm). Đóng cửa phiên 7/4, VN-Index tăng điểm 8 phiên liên tiếp lên 1242,38 điểm. Hàng loạt cổ phiếu đang giao dịch ở vùng giá cao nhất lịch sử như VIC của Vingroup (HoSE: VIC) với 127.000 đồng/cp (6/4), HPG của Hòa Phát (HoSE: HPG) đạt 49.400 đồng/cp, CTG của VietinBank (HoSE: CTG) đạt 43.000 đồng/cp…

Trong khi đó VN-Index ghi nhận mức tăng điểm 2% trong tháng, được dẫn dắt bởi cổ phiếu VIC và nhóm ngân hàng. Chuyên gia của quỹ ngoại nhận chỉ số chung tăng điểm được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước khi lãi suất ngân hàng kém hấp dẫn hơn. Thanh khoản bình quân trong quý I đạt 810 triệu USD (19.000 tỷ đồng), gấp 4 lần cùng kỳ năm trước. Quỹ tin rằng thanh khoản có thể đạt mức cao hơn khi khắc phục được vấn đề nghẽn lệnh thương mại Vũ Đăng.

Những cổ phiếu rớt đáy liên tục

Cổ phiếu SVD rớt đáy thảm hại

Dù các chỉ số liên tục đi lên thời gian qua nhưng 2 sàn HoSE và HNX vẫn ghi nhận một số cổ phiếu giao dịch ở vùng đáy lịch sử hoặc tăng không đáng kể so với mức tăng của thị trường chung. Cổ phiếu SVD của Thương mại Vũ Đăng (HoSE: SVD) hiện đang ở mức thấp nhất kể từ khi lên sàn HoSE với 11.000 đồng/cp. SVD mới chỉ giao dịch trên HoSE từ 2/2 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.300 đồng/cp. Sau khi niêm yết, SVD có thời điểm leo lên mốc 18.200 đồng/cp nhưng sau đó giảm.

Thương mại Vũ Đăng – một thành viên của ngành dệt may Việt Nam. Kết thúc năm 2020, doanh nghiệp này đạt doanh thu 330 tỷ đồng, tăng 22,2% so với năm 2019, chủ yếu nhờ doanh thu quý IV (151,4 tỷ đồng) tăng 88% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh chi phí bán hàng, quản lý, chi phí tài chính và các chi phí khác cùng gia tăng, lợi nhuận sau thuế quý IV/2020 giảm, qua đó kéo lãi cả năm giảm 37,8% so với năm 2019, chỉ đạt 4,65 tỷ đồng, hoàn thành 38,8% kế hoạch.

Trước khi lên sàn HoSE, Thương mại Vũ Đăng có một đợt tăng từ 5 tỷ đồng lên 129 tỷ đồng trong khoảng thời gian từ 8/2017 đến 10/2019. Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Vũ Đăng được thành lập vào tháng 04/2013, với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng. Sau nhiều lần tăng vốn, hiện nay vốn điều lệ của Công ty đạt 129 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ bông sợi.

Cổ phiếu YEG chưa khởi sắc đã “tụt đáy”

Cổ phiếu YEG chưa khởi sắc đã "tụt đáy"

Cổ phiếu YEG của Yeah 1 (HoSE: YEG) cũng là một trong số ít những cổ phiếu đi ngược lại xu hướng tăng chung. Chốt phiên 6/4, YEG dừng ở mức 36.350 đồng/cp. Tương ứng chỉ cao hơn 2,4% so với mức đáy 35.500 đồng/cp hôm 3/2. Mới đây, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã đưa cổ phiếu YEG vào diện kiểm soát. Và chỉ được giao dịch vào phiên chiều từ 12/4. Do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2019 và 2020 đều là số âm. Lần lượt là âm 385,33 tỷ đồng và âm 181,59 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty có lỗ lũy kế 219,28 tỷ đồng. HĐQT công ty này dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua việc sử dụng một phần nguồn thặng dư vốn cổ phần. Nhằm để xóa lỗ lũy kế.

Từng là một trong số những cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Với mức đỉnh 343.000 đồng/cp (28/6/2018). Cổ phiếu của Yeah1, doanh nghiệp với 2 mảng kinh doanh chính. Đó là truyền thông kỹ thuật số và truyền thông thương mại đa kênh. Yeah1 liên tục đi xuống sau sự cố với YouTube đầu năm 2019. Theo đó, YouTube đã cắt đứt thỏa thuận lưu trữ nội dung. Điều này khiến kết quả kinh doanh của Yeah 1 liên tục lao dốc. Và báo lỗ 2 năm liên tiếp 2019 và 2020.

Cổ phiếu TTA chỉ cách đáy lịch sử khoảng 8%

Tiếp đến là cổ phiếu TTA của Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành (HoSE: TTA) cũng chỉ cách đáy lịch sử khoảng 8%. TTA chốt phiên 6/4 ở mức 15.200 đồng/cp. Trong khi đó, mức đáy được lập vào hơn 28/1 với 14.050 đồng/cp.

Cổ phiếu TTA của doanh nghiệp trong ngành năng lượng tái tạo chính thức đưa 135 triệu cổ phiếu lên niêm yết trên HoSE. Với mã chứng khoán TTA vào 18/9/2020. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 18.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi lên sàn TTA đã có khoảng thời gian biến động với biên độ rất mạnh. TTA có lúc tăng lên đến 23.700 đồng/cp vào phiên 22/9/2020. Nhưng sau đó lao dốc trở lại. Và hiện đứng ở mức 15.200 đồng/cp. TTA hiện đi ngang trong khoảng 15.000 đồng/cp – 16.000 đồng/cp trong khoảng 2 tháng qua.

Kết quả kinh doanh của Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành không đến nỗi tệ. Trong năm 2020, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này đạt 129,5 tỷ đồng. Trong khi con số này ở năm 2019 và 2018 lần lượt là 75 tỷ đồng và 92 tỷ đồng. Cổ phiếu LEC của Bất động sản Điện lực Miền Trung (HoSE: LEC) dù cao hơn 15% so với mức đáy 12.000 đồng/cp hôm 1/2. Nhưng cổ phiếu này vẫn đang trong xu thế giá xuống từ 2017 đến nay. Ngay sau khi lập đỉnh 33.500 đồng/cp hôm 4/7/2017, giá cổ phiếu này vẫn liên tục đi xuống cho đến nay.

Nguồn: Stockbiz.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *