Biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp ở mắt

427
Biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp ở mắt

Những biến chứng ở bệnh tiểu đường thường dẫn đến nguy cơ mù lòa cao gấp nhiều lần so với người khỏe mạnh, với các triệu chứng xảy ra ở mắt như: Cườm nước, đục thủy tinh thể, võng mạc.

Năm 2019, theo nghiên cứu của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, toàn thế giới có 463 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường là bệnh lý gây ra tình trạng rối loạn và suy yếu các chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, bệnh tiểu đường gây nên các tổn thương ở các mạch máu của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể thể hiện ở các vi mạch máu rất rõ.

Nguyên nhân của bệnh

Nguyên nhân của bệnh

Tại mắt, do tổn thương các mao mạch võng mạc, làm tăng tính thấm thành mạch; thoát huyết tương vào võng mạc gây phù nề. Khi mao mạch bị phá hủy gây tắc và làm thiếu máu võng mạc, khi đó cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra các yếu tố kích thích sự phát triển các mạch máu mới (tân mạch); để nuôi dưỡng những vùng võng mạc này. Tuy nhiên những mạch máu này mỏng manh dễ vỡ gây ra các biến chứng xuất huyết dịch kính; xơ hóa gây co kéo bong võng mạc.

Võng mạc là bộ phận cảm thụ ánh sáng; trong đó hoàng điểm là trung tâm của võng mạc; nơi cho thị lực tinh tế nhất. Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường trên võng mạc làm cho võng mạc bị tổn thương nặng; ảnh hưởng trầm trọng tới chức năng thị giác. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính; tăng nguy cơ nhiễm trùng; nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến mạch máu lớn và mạch máu nhỏ. Các biến chứng dễ nhận thấy ở tim, mạch máu, thận… thường được chú ý hơn. Còn biến chứng âm thầm nhưng nguy hiểm là suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa dễ bị bỏ qua.

Tình trạng của bệnh

“Trung bình hơn 50% bệnh nhân châu Á, tại Việt Nam là 70%, không đạt mục tiêu điều trị đưa glucose máu (HbA1c) về dưới 7,%; làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng ở mắt”; bác sĩ chuyên khoa một Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, cho biết. Bác sĩ Nga chỉ ra các tổn thương ở mắt ảnh hưởng nhiều đến thị lực; do đái tháo đường gây ra bao gồm:

Bệnh võng mạc do đái tháo đường: Võng mạc (đáy mắt) là nơi có các tế bào thần kinh để thực hiện chức năng nhìn của mắt. Bệnh võng mạc đái tháo đường là biến chứng do tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc. Đây là nguyên nhân gây mất thị lực phổ biến nhất ở người bệnh đái tháo đường.

Theo bác sĩ Nga, có rất nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường; như thời gian mắc bệnh; mức độ tăng đường máu, kiểm soát đường máu kém, protein niệu, tăng huyết áp, di truyền; chủng tộc, cân nặng của cơ thể, mỡ máu cao, phụ nữ mang thai…

Các bác sĩ nhãn khoa sẽ nhỏ thuốc giãn đồng tử (con ngươi) và soi kiểm tra đáy mắt; để tầm soát biến chứng cho người bị tiểu đường. Tùy vào mức độ tổn thương và giai đoạn bệnh; bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị, theo dõi các biến chứng theo lịch tái khám định kỳ từng bệnh nhân. Thông thường, các tổn thương võng mạc không biểu hiện triệu chứng; do đó người bệnh dễ dàng bỏ qua nếu không được tư vấn.

Các bệnh thường gặp

Đục thủy tinh thể (cườm khô)

Bệnh đái tháo đường làm cho đục thể thủy tinh xuất hiện sớm hơn; tiến triển nhanh hơn so với bình thường. Biểu hiện khi bị đục thủy tinh thể là nhìn mờ như có màn sương mù phía trước; hoặc chỉ là hiện tượng lóa mắt khó chịu khi đi nắng. Việc khám mắt định kỳ sẽ giúp người bệnh biết được mức độ thị lực; giai đoạn đục của thể thủy tinh. Từ đó có kế hoạch theo dõi hay phẫu thuật để cải thiện hiện tượng giảm thị lực do đục thủy tinh thể. Đặc biệt tránh tình trạng phát hiện quá muộn, khi thị lực giảm nhiều hoặc đã mù; hay khi có thêm các biến chứng khác kèm theo (bệnh ở võng mạc, cườm nước..) khiến hiệu quả sau điều trị bị hạn chế.

Glocom tân mạch (cườm nước)

Các bệnh thường gặp

Bệnh cườm nước do tiểu đường sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến mắt, nếu chẩn đoán muộn hoặc quản lý kém có thể gây mù không hồi phục. Người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn người bình thường khoảng 40%. Thời gian mắc bệnh càng lâu năm thì nguy cơ gặp biến chứng càng cao. Tỷ lệ thành công của điều trị glôcôm tân mạch còn thấp; do đó tốt nhất là điều trị dự phòng. Vì vậy, việc khám sàng lọc để chẩn đoán sớm bệnh; đưa ra kế hoạch theo dõi và điều trị sớm là bắt buộc.

Bệnh nhân đái tháo đường theo dõi sát sao hơn đối với đôi mắt của mình, bởi họ có nguy cơ bị mù cao gấp nhiều lần so với người cùng tuổi không bị bệnh. Nếu phát hiện và điều trị sớm có thể giảm 95% nguy cơ mù lòa, bác sĩ Nga lưu ý.

Khám mắt để phát hiện sớm và điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

Khám tầm soát: Tất cả bệnh nhân đái tháo đường nên được khám tầm soát để phát hiện sớm bệnh: Quy trình khám bao gồm thử thị lực; tra thuốc giãn đồng tử để soi đáy mắt có hệ thống trên máy sinh hiển vi. Tùy từng giai đoạn của bệnh và tổn thương của võng mạc mà bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị hoặc theo dõi định kỳ. Song song với nó, bệnh nhân cần được điều trị tích cực bệnh đái tháo đường, đưa lượng đường huyết trở về ngưỡng bình thường

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *